Hoàn trả chi phí đào tạo nghề

Chủ đề   RSS   
  • #420895 07/04/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Hoàn trả chi phí đào tạo nghề

    Đào tạo nghề cho người lao động đang là một việc cần thiết, phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, quy định của Bộ Luật Lao động đang còn nhiều vướng mắc. 
     
    Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2012 (BLLĐ 2012), người lao động được tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực cũng như nhu cầu của bản thân. Nhưng khi đã làm việc cho một người sử dụng lao động thì bắt buộc họ phải tuân thủ hợp đồng lao động cũng như nội quy, kỷ luật nơi làm việc. 
     
    Điều 62 BLLĐ 2012 qui định, người sử dụng lao động có thể đưa người lao động đi đào tạo nghề để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. 
     
    Trên thực tế, không ít các công ty, doanh nghiệp cử nhân viên của mình đi tập huấn, đào tạo không chỉ ở trong nước mà còn có thể là ở nước ngoài. Trong thời gian đào tạo, các chi phí đào tạo sẽ do người sử dụng lao động chi trả. 
     
    Đương nhiên, người lao động cũng phải có những nghĩa vụ nhất định. Và những quyền cũng như nghĩa vụ của hai bên được ghi nhận trong hợp đồng đào tạo nghề. Căn cứ khoản 2 Điều 62 BLLĐ 2012, hợp đồng đào tạo nghề bắt buộc phải có nội dung hoàn trả chi phí đào tạo nghề.
     
     Thông thường, người lao động và người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận nghĩa vụ làm việc trong một khoảng thời gian nhất định của người lao động sau khi về nước. 
     
    Ví dụ cụ thể: Công ty A cử T đi học bên Úc với chi phí đào tạo là 500 triệu đồng. Hai bên thỏa thuận, sau khi kết thúc thời gian đào tào, T có nghĩa vụ trở về và làm việc cho công ty A trong thời gian ít nhất 5 năm. 
     
    Trên thực tế, không ít các trường hợp sau khi đào tạo trở về, người lao động "quên đi lời hứa xưa", vậy giải quyết thế nào? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng thật sự phức tạp. 
     
    Theo qui định của pháp luật, Điều 43 BLLĐ 2012, một trong những nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho người sử dụng lao động. 
     
    Điều đáng chú ý ở đây là luật chỉ qui định nghĩa vụ hoàn trả đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Vậy khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thì việc hoàn trả chi phí đào tạo sẽ như thế nào? Luật không có câu trả lời. 
     
    Theo quan điểm của tôi, hợp đồng đào tạo nghề là sự tự nguyện thỏa thuận của hai bên. Do đó, một khi đã thỏa thuận thì phải thực hiện. Ai làm trái thì phải bồi thường. 
     
    Tuy hợp đồng đào tạo nghề được phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động nhưng hai hợp đồng không hề mâu thuẫn, triệt tiêu nhau. Do đó, hợp đồng lao động chấm dứt không làm mất hiệu lực của hợp đồng đào tạo nghề. Do đó, người lao động vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề. 
     
    Một vấn đề khác, vậy thì hoàn trả bao nhiêu? Luật cũng chưa có hướng dẫn cụ thể. Như ví dụ ở trên, nếu sau khi đào tạo trở về, T làm việc cho công ty 2 năm, sau đó nộp đơn xin nghỉ việc. Sẽ có hai trường hợp xảy ra: 
     
    Thứ nhất, T đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và trường hợp thứ hai, T đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật. Vậy, việc hoàn trả chi phí đào tạo nghề có gì khác nhau ở hai trường hợp trên? Và mức chi trả được tính như thế nào?
     
    Từ những câu hỏi trên, ta thấy một khe hở của Bộ Luật Lao động. Thực tế sự việc xảy ra, người áp dụng pháp luật không biết triển khai như thế nào. 
     
    Thiết nghĩ, cơ quan lập pháp nên có văn bản cụ thể cho vấn đề này hoặc phương án đưa ra một án lệ cũng nên được xem xét. 
     
    Minh Trang
     
     
    31624 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trangfantasi vì bài viết hữu ích
    longthienxathu (16/01/2020) ChuThiNgocMai (04/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #420901   07/04/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    Mấy cái điều khoản bồi thường này có thể quy định cụ thể mức bồi thường trong hợp đồng lao động xác định thời hạn mà. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ta.luatsaoviet vì bài viết hữu ích
    trangfantasi (08/04/2016)
  • #420959   08/04/2016

    trangfantasi
    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    ta.luatsaoviet viết:

    Mấy cái điều khoản bồi thường này có thể quy định cụ thể mức bồi thường trong hợp đồng lao động xác định thời hạn mà. 

     

    Chào bạn. 

    có những trường hợp hai bên không thỏa thuận hoặc có thỏa thuận những không cụ thể? 

    với lại, mình đang nhìn nhận dựa trên các quy định của pháp luật. 

    Cảm ơn sự đóng góp của bạn

     
    Báo quản trị |  
  • #420911   07/04/2016

    Chào bạn,

    Vấn đề này hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Ý kiến của cá nhân tôi như sau:

    Nếu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì mới xét đến yếu tố bồi thường chi phí đào tạo. Còn nếu chấm dứt HĐLĐ không trái luật thì không phải bồi thường chi phí đào tạo. Bởi Khoản 3 Điều 43 BLLĐ quy định "3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.". 

    Ví dụ: A cam kết sau khi đào tạo phải làm 3 năm.

    - Nếu A chấm dứt HĐLĐ trái luật, chưa làm đủ 3 năm thì phải bồi thường chi phí đào tạo.

    - Nếu A chấm dứt HĐLĐ trái luật, đã làm đủ 3 năm thì không bồi thường chi phí đào tạo.

    - Nếu A chấm dứt HĐLĐ không trái luật, chưa làm đủ 3 năm thì không bồi thường chi phí đào tạo.

    Trước đây tại khoản 4 mục iii Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH (đã hết hiệu lực) cũng có quy định về vấn đề này.

     

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    trangfantasi (08/04/2016)
  • #420964   08/04/2016

    trangfantasi
    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    LSTranTrongQui viết:

    Chào bạn,

    Vấn đề này hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Ý kiến của cá nhân tôi như sau:

    Nếu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì mới xét đến yếu tố bồi thường chi phí đào tạo. Còn nếu chấm dứt HĐLĐ không trái luật thì không phải bồi thường chi phí đào tạo. Bởi Khoản 3 Điều 43 BLLĐ quy định "3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.". 

    Ví dụ: A cam kết sau khi đào tạo phải làm 3 năm.

    - Nếu A chấm dứt HĐLĐ trái luật, chưa làm đủ 3 năm thì phải bồi thường chi phí đào tạo.

    - Nếu A chấm dứt HĐLĐ trái luật, đã làm đủ 3 năm thì không bồi thường chi phí đào tạo.

    - Nếu A chấm dứt HĐLĐ không trái luật, chưa làm đủ 3 năm thì không bồi thường chi phí đào tạo.

    Trước đây tại khoản 4 mục iii Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH (đã hết hiệu lực) cũng có quy định về vấn đề này.

     

    Chào Luật sư. 

    vấn đề này em lại nghĩ khác quan điểm của LS. theo em, chấm dứt hợp đồng đúng PL cũng phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề. việc bồi thường chi phí bao nhiêu sẽ dựa vào khoảng thời gian đã cam kết sẽ làm việc nhưng chưa làm, các khấu trừ chi phí.... 

    còn chấm dứt HĐ trái PL thì phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo trừ trường hợp đã làm đủ thời gian cam kết rồi. chỉ có điều, nếu bắt NLĐ hoàn trả toàn bộ chi phí mặc dù họ đã làm 1 khoảng thời gian như trong cam kết liệu có quá bất lợi cho NLĐ? Nhưng nếu chỉ hoàn trả với mức tính dựa trên thời gian chưa làm theo cam kết thì lại không có sự khác biệt với chấm dứt HĐ đúng PL. 

    tuy nhiên, đây chỉ là em nghĩ nên thế. chứ luật không hề quy định. 

     
    Báo quản trị |  
  • #420983   08/04/2016

    trangfantasi viết:

     

    LSTranTrongQui viết:

     

    Chào bạn,

    Vấn đề này hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Ý kiến của cá nhân tôi như sau:

    Nếu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì mới xét đến yếu tố bồi thường chi phí đào tạo. Còn nếu chấm dứt HĐLĐ không trái luật thì không phải bồi thường chi phí đào tạo. Bởi Khoản 3 Điều 43 BLLĐ quy định "3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.". 

    Ví dụ: A cam kết sau khi đào tạo phải làm 3 năm.

    - Nếu A chấm dứt HĐLĐ trái luật, chưa làm đủ 3 năm thì phải bồi thường chi phí đào tạo.

    - Nếu A chấm dứt HĐLĐ trái luật, đã làm đủ 3 năm thì không bồi thường chi phí đào tạo.

    - Nếu A chấm dứt HĐLĐ không trái luật, chưa làm đủ 3 năm thì không bồi thường chi phí đào tạo.

    Trước đây tại khoản 4 mục iii Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH (đã hết hiệu lực) cũng có quy định về vấn đề này.

     

     

     

    Chào Luật sư. 

    vấn đề này em lại nghĩ khác quan điểm của LS. theo em, chấm dứt hợp đồng đúng PL cũng phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề. việc bồi thường chi phí bao nhiêu sẽ dựa vào khoảng thời gian đã cam kết sẽ làm việc nhưng chưa làm, các khấu trừ chi phí.... 

    còn chấm dứt HĐ trái PL thì phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo trừ trường hợp đã làm đủ thời gian cam kết rồi. chỉ có điều, nếu bắt NLĐ hoàn trả toàn bộ chi phí mặc dù họ đã làm 1 khoảng thời gian như trong cam kết liệu có quá bất lợi cho NLĐ? Nhưng nếu chỉ hoàn trả với mức tính dựa trên thời gian chưa làm theo cam kết thì lại không có sự khác biệt với chấm dứt HĐ đúng PL. 

    tuy nhiên, đây chỉ là em nghĩ nên thế. chứ luật không hề quy định. 

    Chào bạn,

    Nếu hiểu theo ý của bạn thì dường như quy định tại Khoản 3 Điều 43 BLLĐ  "3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này." bị thừa.

    Bởi nếu NLĐ làm việc chưa đủ thời gian cam kết và  chấm dứt HĐLĐ đúng luật hay trái luật đều phải bồi thường chi phí đào tạo thì đã thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 62, không cần nhắc lại tại điều 43. 

     

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    trangfantasi (10/04/2016)
  • #420936   07/04/2016

    minhchichhlu
    minhchichhlu

    Male
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2013
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 586
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 23 lần


    Chào bạn,

    Luật lao động quy định "đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề" chứ không quy định là "đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật không phải hoàn trả đào tạo nghề" Như vậy, có thể hiểu đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật có thể vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề.

    Theo Khoản 2 Điều 61 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy đinh: "Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo"

    Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, nguyên nhiên vật liệu thực hành, thực tập; khấu hao cơ sở vật chất, thiết bị và các chi phí cần thiết khác cho việc đào tạo. (K2 Điều 29 Luật GDNN 2014)

    Như vậy, NLĐ dù chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật hay trái pháp luật mà không làm đủ thời hạn đã cam kết thì vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhchichhlu vì bài viết hữu ích
    hipgov (22/04/2016) trangfantasi (08/04/2016)
  • #420943   07/04/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    minhchichhlu viết:

    Chào bạn,

    Luật lao động quy định "đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề" chứ không quy định là "đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật không phải hoàn trả đào tạo nghề" Như vậy, có thể hiểu đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật có thể vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề.

     

    Luật XLVPHC quy định: người có hành vi vi phạm hành chính thì phải thì bị xử phạt; chứ không quy định là người không có hành vi vi phạm hành chính thì không bị xử phạt; Như vậy, có thể hiểu người có hành vi vi phạm hành chính hay người không có hành vi vi phạm hành chính đều bị xử phạt?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    ntdieu (10/04/2016)
  • #420962   08/04/2016

    trangfantasi
    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    minhchichhlu viết:

    Chào bạn,

    Luật lao động quy định "đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề" chứ không quy định là "đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật không phải hoàn trả đào tạo nghề" Như vậy, có thể hiểu đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật có thể vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề.

    Theo Khoản 2 Điều 61 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy đinh: "Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo"

    Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, nguyên nhiên vật liệu thực hành, thực tập; khấu hao cơ sở vật chất, thiết bị và các chi phí cần thiết khác cho việc đào tạo. (K2 Điều 29 Luật GDNN 2014)

    Như vậy, NLĐ dù chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật hay trái pháp luật mà không làm đủ thời hạn đã cam kết thì vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề.

     

    Chào bạn. 

    Như bạn đã nói, dù NLĐ chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật cũng phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề. Nhưng Bộ Luật Lao động lại không có quy định rõ ràng về vấn đề này. 

    trường hợp hoàn trả chi phí đào tạo trong trường hợp chấm dứt đúng pháp luật và trái PL sẽ được tính như thế nào? có gì khác nhau giữa 2 trường hợp? 

    Hiện tại, không có quy định cụ nào quy định rõ vấn đề này cả. phải chăng tất cả chỉ là quan điểm 

     
    Báo quản trị |  
  • #421022   08/04/2016

    minhchichhlu
    minhchichhlu

    Male
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2013
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 586
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 23 lần


     

    trangfantasi viết:

     

     

    minhchichhlu viết:

     

    Chào bạn,

    Luật lao động quy định "đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề" chứ không quy định là "đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật không phải hoàn trả đào tạo nghề" Như vậy, có thể hiểu đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật có thể vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề.

    Theo Khoản 2 Điều 61 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy đinh: "Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo"

    Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, nguyên nhiên vật liệu thực hành, thực tập; khấu hao cơ sở vật chất, thiết bị và các chi phí cần thiết khác cho việc đào tạo. (K2 Điều 29 Luật GDNN 2014)

    Như vậy, NLĐ dù chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật hay trái pháp luật mà không làm đủ thời hạn đã cam kết thì vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề.

     

     

     

    Chào bạn. 

    Như bạn đã nói, dù NLĐ chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật cũng phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề. Nhưng Bộ Luật Lao động lại không có quy định rõ ràng về vấn đề này. 

    trường hợp hoàn trả chi phí đào tạo trong trường hợp chấm dứt đúng pháp luật và trái PL sẽ được tính như thế nào? có gì khác nhau giữa 2 trường hợp? 

    Hiện tại, không có quy định cụ nào quy định rõ vấn đề này cả. phải chăng tất cả chỉ là quan điểm 

     

     

    Theo đúng câu chữ tại K2 Điều 61 thì phải "bồi hoàn chi phí đào tạo". Như vậy, có thể hiểu là phải bồi hoàn toàn bộ. Đây là quan điểm của luật. 

    Tuy nhiên, theo quan điểm của mình thì tùy từng lý do chấm dứt HĐLĐ mà phải bồi thường như thế nào để vừa hợp tình hợp lý.

    - Nếu NLĐ chấm dứt HĐ trái pháp luật, chấm dứt HĐ đúng pháp luật mà ko có lý do hoặc lý do ko chính đáng thì NLĐ phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo.

    - Nếu NLĐ chấm dứt HĐ đúng pháp luật và có lý do chính đáng thì: chi phí bồi thường = (thời gian chưa làm việc heo cam kết)/(thời gian cam kết) x (chi phí đào tạo)

    Cập nhật bởi minhchichhlu ngày 08/04/2016 02:38:25 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhchichhlu vì bài viết hữu ích
    HocVienTuPhap (03/08/2017) trangfantasi (10/04/2016)
  • #420945   07/04/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Theo Khoản 2 Điều 61 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy đinh: "Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo"

    Điều này trong thực tế giải quyết tranh chấp được hiều là " phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo" cho thời gian vi phạm cam kết chứ không phải là toàn bộ chi phí đào tạo; tương tự bồi thường thiệt hại hợp đồng.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    trantuan61 (12/04/2016) trangfantasi (10/04/2016)
  • #421030   08/04/2016

    minhchichhlu
    minhchichhlu

    Male
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2013
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 586
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 23 lần


    Chào bác hungmaiusa,

    Thứ nhất, bác tự biên tự diễn không đúng ý của em. Em nói là NLĐ chấm dứt HĐLĐ vẫn có thể phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề.

    Thứ hai, theo như em được học và theo đúng câu chữ của điều 62 thì "bồi hoàn chi phí đào tạo" tức là hoàn trả lại toàn bộ chi phí đào tạo.

    Còn trên thực tế thì như quan điểm của em đã đưa ra ở trên thì tùy từng trường hợp để giải quyết vừa hợp tình và hợp lý

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi minhchichhlu ngày 08/04/2016 02:40:19 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #421153   10/04/2016

    trangfantasi
    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Chào LS.

    EM không nghĩ là thừa mà là thiếu. Hợp đồng đào tạo nghề do hai bên tự nguyện thoả thuận, hai bên phải có nghĩ vụ thực hiện đúng những gì mình đã thỏa thuận. 

    khi vi phạm dù là chấm dứt đúng hay trái pháp luật. NLĐ vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ. chỉ khác ở chỗ căn cứ vào mức độ lỗi để xem xét mức độ chi trả. 

    cụ thể, em nghĩ khi chấm dứt HĐ đúng Pl thì họ chỉ trả lại những gì còn chưa làm được. 

    khi chấm dứt HĐ trái PL phải trả toàn bộ. giống như bồi thường chứ không chỉ là hoàn trả nữa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #421298   12/04/2016

    trantuan61
    trantuan61

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 7 lần


    Tôi thấy các thành viên tham gia thảo luận vấn đề này đang mắc phải lỗi, cứ xem xét vấn đề theo Điều 43.

    Tại sao không tư duy theo hướng quy định của Điều 62 một cách độc lập. Bản thân Điều 62 đã quy định đầy đủ cam kết, trách nhiệm. Nếu vi phạm thì thực hiện theo điều khoản này thôi chưa cần viện dẫn đến Điều 43. Đó là logic.

    Còn bồi thường hay hoàn trả thì tùy theo cách hiểu.

     
    Báo quản trị |  
  • #421301   12/04/2016

    trantuan61 viết:

    Tôi thấy các thành viên tham gia thảo luận vấn đề này đang mắc phải lỗi, cứ xem xét vấn đề theo Điều 43.

    Tại sao không tư duy theo hướng quy định của Điều 62 một cách độc lập. Bản thân Điều 62 đã quy định đầy đủ cam kết, trách nhiệm. Nếu vi phạm thì thực hiện theo điều khoản này thôi chưa cần viện dẫn đến Điều 43. Đó là logic.

    Còn bồi thường hay hoàn trả thì tùy theo cách hiểu.

    Chào bạn,

    Bạn đọc kỹ lại quy định tại Khoản 3 Điều 43 thì sẽ hiểu tại sao mọi người lại liên kết 2 Điều này. 

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #422447   22/04/2016

    hipgov
    hipgov
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2013
    Tổng số bài viết (246)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 83
    Được cảm ơn 61 lần


    Chào bạn.

    Có lẽ bạn hơi phụ thuộc quá nhiều vào luật Lao động trong khi đã có luật giáo dục nghề nghiệp theo khoản 2 điều 61 luật giáo dục nghề nghiệp thì khi đã vi phạm tức không làm việc đủ thời gian đã cam kết thì phải bồi hoàn rồi.

    Về phần hoàn trả chi phí thì nếu trong hợp đồng đào tạo không có thỏa thuận khác thì người lao động phải hoàn trả toàn bộ chi phí vì không có quy định nào về việc người lao động được khấu trừ theo thời gian làm việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #422454   22/04/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn nói tới luật giáo dục nghề nghiệp, nhưng có lẽ bạn chưa đọc kỹ phạm vi áp dụng của luật này.

    Trong thực tế, số lượng những trường hợp có thể căn cứ vào luật giáo dục nghề nghiệp để yêu cầu bồi thường là khá ít. Vấn đề nêu ra ở bài đầu tiên là vấn đề nói chung chứ không phải trường hợp đặc biệt.

     
    Báo quản trị |  
  • #422645   25/04/2016

    minhchichhlu
    minhchichhlu

    Male
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2013
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 586
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 23 lần


    ntdieu viết:

    Bạn nói tới luật giáo dục nghề nghiệp, nhưng có lẽ bạn chưa đọc kỹ phạm vi áp dụng của luật này.

    Trong thực tế, số lượng những trường hợp có thể căn cứ vào luật giáo dục nghề nghiệp để yêu cầu bồi thường là khá ít. Vấn đề nêu ra ở bài đầu tiên là vấn đề nói chung chứ không phải trường hợp đặc biệt.

    Em không biết bác lấy thông tin này từ đâu.

    Việc áp dụng luật giáo dục nghề nghiệp vào giải quyết tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề là hoàn toàn đúng pháp luật. Đây là trường chung chứ chẳng có gì là đặc biệt. 

    Trước khi luật này ra đời thì NLĐ không là việc đúng theo thời hạn cam kết mà chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì không phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề (vì Luật lao động chỉ có quy định là NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề). Nhưng khi luật giáo dục nghề nghiệp ra đời thì nó đã giải quyết được vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #422550   23/04/2016

    hipgov
    hipgov
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2013
    Tổng số bài viết (246)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 83
    Được cảm ơn 61 lần


    Chào bạn.

    Ban ntdieu có nói mình chưa đọc kĩ phạm vi của luật giáo dục nghề nghiệp mình xin trích dẫn khoản 1 của luật như sau: "Luật này quy định về hệ thống giáo dục nghề nghiệp; tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp." Vậy không thể nói phạm vi điều chỉnh của luật là nhỏ và ít được áp dụng được (mình công nhận trong luật thiếu quy định về việc công ty tự đào tạo mà không thành lập sơ sở đào tạo nhưng vẫn có thể áp dụng khoản 2 điều 61 luật giáo dục nghề nghiệp nhé)

    Theo mình vẫn áp điều này vào tất cả các trường hợp được.

     
    Báo quản trị |  
  • #422570   24/04/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn trích dẫn điều 1 luật giáo dục nghề nghiệp rồi, vậy sao không đọc kỹ luôn điều 2, điều 3 luôn nhỉ ?

     
    Báo quản trị |  
  • #422618   24/04/2016

    hipgov
    hipgov
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2013
    Tổng số bài viết (246)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 83
    Được cảm ơn 61 lần


    Chào bạn. 

    Bạn ntdieu có nói mình nên đọc lại điều 2,3 mình thấy những quy định này áp dụng rất rộng mà (quả thực mình vẫn chưa nhận ra hạn chế gì trong áp dụng luật giáo dục nghề nghiệp trong trường hợp hoàn trả chi phí đào tạo cả). Mong bạn có thể giải thích rõ luật giáo dục nghề nghiệp được áp dụng trong trường hợp nào trường hợp nào không được áp dụng giúp mình được không?

     
    Báo quản trị |