Hóa đơn trên 200.000 VNĐ đồng có phải lấy hóa đơn đỏ không thì pháp luật không có quy định cụ thể . Tuy nhiên, pháp luật có quy định về hóa đơn chung.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 153/2010/TT-BTC
“Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
….”
Như vậy khi bán hàng, dịch vụ có tổng thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Thông tư 153/2010/TT-BTC:
“Điều 14. Lập hóa đơn
…
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
….
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp khi bán hàng, cung ứng dịch vụ từ 200.000 VNĐ đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Như vậy, đối với hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn trên 200.000 VNĐ đồng phải xuất hóa đơn đỏ, không bắt buộc bên mua phải lấy hóa đơn đỏ, tuy nhiên trường hợp bên mua không lấy hóa đơn thì vẫn phải lập hóa đơn đỏ và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn”.