Hồ sơ giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN

Chủ đề   RSS   
  • #595891 27/12/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74946
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hồ sơ giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN

    Bộ trưởng BLĐTBXH ban hành Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/11/2022 quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN.

    Theo đó, quy định quy trình thực hiện giám định tư pháp như sau:

    Quy trình thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau:

    Bước 1: Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp.

    Bước 2: Chuẩn bị giám định tư pháp.

    Bước 3: Thực hiện giám định tư pháp.

    Bước 4: Kết luận giám định tư pháp.

    Bước 5: Lập, bàn giao, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp.

    Hồ sơ giám định

    Tại khoản 2 Điều 15 Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm các tài liệu sau:

    - Quyết định trưng cầu giám định, quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo;

    - Văn bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc giao thực hiện giám định tư pháp (nếu có);

    - Văn bản của đơn vị được giao giám định tư pháp về việc cử người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định (nếu có);

    ho-so-giam-dinh-tu-phap-bhxh-bhtn

    - Biên bản giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật (nếu có);

    - Đề cương giám định;

    - Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc thuê máy móc, phương tiện, thiết bị, dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);

    - Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;

    - Bản ảnh giám định (nếu có);

    - Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết quả giám định lại (nếu có);

    - Tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện giám định (nếu có).

    Thời hạn giám định tư pháp

    Thời hạn giám định tư pháp theo vụ việc được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc nhận được quyết định trưng cầu giám định và đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật nêu tại quyết định trưng cầu giám định.

    Thời hạn giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo thời hạn được ghi trong quyết định trưng cầu của người trưng cầu giám định.

    Thời hạn giám định tư pháp tối đa đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH với từng loại việc giám định như sau:

    - Giám định các nội dung liên quan đến thu bảo hiểm xã hội, thu bảo hiểm thất nghiệp, thời hạn giám định tối đa là 01 tháng;

    - Giám định các nội dung liên quan đến giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thời hạn giám định tối đa là 02 tháng;

    - Giám định các nội dung liên quan đến chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thời hạn giám định tối đa là 01 tháng;

    - Giám định các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời hạn giám định tối đa là 03 tháng;

    - Đối với trường hợp giám định theo vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trở lên thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này hoặc có tính chất phức tạp liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.

    Trong trường hợp cần thiết, cá nhân người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có văn bản đề nghị cơ quan trưng cầu giám định gia hạn theo thẩm quyền.

    Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/01/2023.

     
    159 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận