Hồ sơ đề nghị giải thể trong trường hợp quỹ tín dụng nhân dân giải thể tự nguyện gồm những gì?

Chủ đề   RSS   
  • #605450 15/09/2023

    huongpham3797

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/11/2022
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hồ sơ đề nghị giải thể trong trường hợp quỹ tín dụng nhân dân giải thể tự nguyện gồm những gì?

    Hồ sơ đề nghị giải thể trong trường hợp quỹ tín dụng nhân dân giải thể tự nguyện gồm những nội dung gì? Thủ tục chấp thuận đề nghị giải thể được thực hiện như thế nào?
     

    Hồ sơ đề nghị giải thể trong trường hợp quỹ tín dụng nhân dân giải thể tự nguyện gồm những nội dung gì?

    Hồ sơ đề nghị giải thể được quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 23/2018/TT-NHNN, cụ thể gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

    - Văn bản đề nghị giải thể do Chủ tịch Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân ký, trong đó nêu rõ lý do đề nghị được giải thể, khả năng thanh toán hết nợ và các biện pháp xử lý sau khi giải thể;

    - Nghị quyết của Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân thông qua việc giải thể, thu hồi Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân và Phương án thanh lý tài sản;

    - Phương án thanh lý tài sản quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Điều 25 Thông tư 23/2018/TT-NHNN do Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân thông qua và tối thiểu bao gồm các nội dung sau:

    + Tên, địa chỉ, trang thông tin điện tử (nếu có) của quỹ tín dụng nhân dân.

    + Tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân.

    + Danh sách thành viên Hội đồng thanh lý (bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của từng thành viên).

    + Tóm tắt tình hình tài chính và hoạt động (giá trị thực của vốn điều lệ, nợ xấu, tình hình công nợ, các khoản phải thu, phải trả bao gồm nội bảng và ngoại bảng) đến thời điểm đề nghị giải thể hoặc thời điểm Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân thực hiện thanh lý tài sản;

    ++ Trong đó xác định rõ khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; thời hạn thanh toán nợ và thanh lý các hợp đồng.

    + Danh sách thành viên góp vốn và tỷ lệ góp vốn của từng thành viên.

    + Kế hoạch, biện pháp xử lý quyền lợi và nghĩa vụ, trong đó nêu rõ lộ trình thanh lý, phương án phân chia tài sản.

    + Phương án lưu trữ hồ sơ, tài liệu sau khi thu hồi Giấy phép.

    + Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình thanh lý tài sản, giải thể, thu hồi Giấy phép.

    - Báo cáo tài chính của quỹ tín dụng nhân dân (bao gồm cả quỹ tín dụng nhân dân không phải kiểm toán độc lập hằng năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng) quý gần nhất trước thời điểm đề nghị giải thể được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ.

    + Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị giải thể chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán, quỹ tín dụng nhân dân nộp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán và phải nộp báo cáo tài chính được kiểm toán ngay sau khi tổ chức kiểm toán phát hành báo cáo. Quỹ tín dụng nhân dân phải chịu trách nhiệm về nội dung báo tài chính đã nộp.

    Quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt không phải nộp báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập theo quy định tại điểm này.

    quy-tin-dung-nhan-dan

    Thủ tục chấp thuận đề nghị giải thể quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện như thế nào?

    Thủ tục chấp thuận đề nghị giải thể quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2018/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-NHNN) như sau:

    Bước 1: Quỹ tín dụng nhân dân lập hồ sơ đề nghị giải thể và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

    Bước 2: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ.

    Bước 3: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam về ảnh hưởng của việc giải thể, thu hồi Giấy phép.

    Bước 4: Các đơn vị được lấy ý kiến tham gia ý kiến về các nội dung được đề nghị.

    Bước 5: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyết định chấp thuận giải thể, phê duyệt Phương án thanh lý tài sản, yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân thành lập Hội đồng thanh lý và tiến hành thanh lý tài sản; có quyết định thành lập Tổ giám sát thanh lý theo quy định tại Điều 27 Thông tư 23/2018/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-NHNN.

    Bước 6: Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân báo cáo, giải trình các nội dung có liên quan.

    Bước 7: Trong trường hợp quỹ tín dụng nhân dân không đáp ứng các điều kiện giải thể, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản từ chối chấp thuận giải thể và nêu rõ lý do.

    Lưu ý:

    (1) Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị giải thể là 50 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    (2) Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có thể gia hạn thời hạn giải quyết hồ sơ nhưng không quá 30 ngày.

    (3) Quỹ tín dụng nhân dân phải thành lập Hội đồng thanh lý trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chấp thuận giải thể của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

    (4) Hội đồng thanh lý có nhiệm vụ thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân theo đúng Phương án thanh lý tài sản đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt.

    (5) Thời hạn thanh lý tài sản là 12 tháng kể từ ngày quyết định chấp thuận giải thể của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có hiệu lực.

    (6) Trong trường hợp cần thiết, thời hạn thanh lý tài sản có thể được gia hạn nhưng không quá 12 tháng.

     

     
    348 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận