Hộ liền kề xây hàng rào chặn lối đi ra đường lộ

Chủ đề   RSS   
  • #597899 30/01/2023

    ltd240195

    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:30/06/2022
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 17 lần


    Hộ liền kề xây hàng rào chặn lối đi ra đường lộ

    Các bạn hỗ trợ giúp mình trường hợp hộ dân thứ nhất có nhà ở giáp lộ nông thôn. Phần đất làm lộ là của hộ dân thứ 2 đối diện, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do 2 bên mâu thuẩn nên hộ thứ 2 rào chắn lại, hộ thứ nhất không còn đường đi ra lộ. Vậy hộ thứ 2 làm như vậy có vi phạm pháp luật không?
     
    157 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ltd240195 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/01/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #597938   30/01/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Hộ liền kề xây hàng rào chặn lối đi ra đường lộ

    Về vấn đề của bạn, việc hộ dân thứ hai rào xung quanh phần đất của mình (theo Giấy chứng nhận) là quyền của họ, không có văn bản nào cấm. Tuy nhiên, hộ dân thứ nhất ở phía trong có thể tham khảo Điều 254 Bộ Luật dân sự 2015:
     
    "Điều 254. Quyền về lối đi qua
     
    1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
     
    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
     
    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
     
    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
     
    Theo đó, nếu nhà ở của hộ dân thứ nhất ở phía trong, bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Bạn cũng lưu ý là áp dụng đối với đường công cộng chứ không phải đường tự phát.
     
    Còn nếu nhà ở của hộ thứ nhất không bị vây bọc, có lối đi ra đường công cộng theo hướng khác thì không có quyền yêu cầu hộ thứ hai mở lối đi cho mình.
     
    Mặt khác, lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi chứ không bắt buộc phải mở thông qua phần đất của hộ thứ hai nên bạn cần xem xét thêm các bất động sản xung quanh.
    Cập nhật bởi MewBumm ngày 30/01/2023 06:24:18 CH bổ sung
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/01/2023)