Hộ kinh doanh không thể vay vốn tổ chức tín dụng sau ngày 15/3?

Chủ đề   RSS   
  • #447513 22/02/2017

    pemuc1986

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Hộ kinh doanh không thể vay vốn tổ chức tín dụng sau ngày 15/3?

    Chào các luật sư

    Theo em được biết, NHNN ra TT39 về việc quy định các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn.

    Trong khi, nước ta là một nước nông nghiệp, vậy hộ gia đình là ai (người nông dân, người đánh cá, người công nhân, người chăn nuôi, người buôn bán nhỏ, cả người mang tiếng là hộ gia đình nhưng họ lại cho thuê cả nhà máy,...) nếu căn cứ vào tiêu chí cho vay như vậy chắc các thành phần này chẳng ai vay được, và chuyện khởi nghiệp cho người trẻ được quảng cáo bấy lâu chả cách gì mà làm được.... Thiếu thực tế quá

    Với tình hình như vậy thì việc cho tín dụng đen sẽ càng ngày càng bùng phát. Khi đó, không phải chỉ vì sự quản lý yếu kém mà ra quyết định cấm là được

    Đó là ý kiến của cá nhân em.

     
    7804 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn pemuc1986 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (25/02/2017) ta.luatsaoviet (22/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447514   22/02/2017

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    Chào bạn 

    Theo quan điểm của mình, NHNN làm vậy là đúng! Cái gọi là Hộ gia đình hay Tổ hợp tác nó rắc rối, khó xác định trách nhiệm!

    Tôi ví dụ: Nếu Hộ gia đình đi vay thì tất cả thành viên (có tài sản) trong Hộ đều phải ký tên trên Hợp đồng vay...Nếu bạn có 2 đứa con đang đi du học bên Mỹ thì ký kiểu gì được? Mặt khác, theo thông tư 39 thì hộ kinh doanh vẫn có thể vay vốn đứng dưới tên cá nhân bạn nhé. Cụ thể, bạn có thể thao khảo tại một bài viết của tôi có phân tích về thông tư 39 này.

    Hộ kinh doanh vẫn có thể vay vốn tổ chức tín dụng sau ngày 13/5

    Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ gồm cá nhân và pháp nhân. Do đó, Ngân hàng nhà nước (NHNN) mới đây đã bổ sung quy định về khách hàng vay tại tổ chức tín dụng chỉ là cá nhân, pháp nhân quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN ( Thông tư 39) vừa ban hành để phù hợp với Bộ luật này.

    Thông tư 39 có hiệu lực từ ngày 15/3, các đối tượng không phải là pháp nhân ( như hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hộ gia đình, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn.
    Thông tin này đang khiến nhiều chủ hộ gia đình làm ăn buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ lo ngại vì vay vốn ngân hàng sẽ khó khăn hơn.
    Tuy nhiên theo phân tích của các chuyên gia thì quy định của Thông tư 39 chỉ đơn thuần điều chỉnh lại để làm rõ thuật ngữ, khái niệm. Theo đó, hộ gia đình, hộ kinh doanh  từ nay trở đi sẽ giao dịch với tư cách của cá nhân, chủ hộ không còn đại diện cho hộ như trước đây nữa.
    Lý do khiến NHNN lại điều chỉnh quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (TCTD) là cá nhân , pháp nhân đơn thuần chỉ để nhằm xác định lại đối tượng vay vốn ngân hàng đồng nhất theo Bộ luật dân sự năm 2015 nhằm tránh việc TCTD tiếp tục ký hợp đồng cho vay với hộ kinh doanh và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro cho TCTD cho vay vì có thể bị tuyên vô hiệu hợp đồng do bên vay không đủ tư cách chủ thể.
    Theo NHNN thì từ ngày 01/01/2017, hộ kinh doanh không còn là chủ thể ký kết tất cả các loại hợp đồng (không chỉ riêng đối với hợp đồng tín dụng ngân hàng). Việc vay vốn ngân hàng sẽ phải thực hiện theo tư cách cá nhân. Thông tư 39 đã có quy định này và cũng không có bất kỳ quy định nào buộc hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp để vay vốn.

    Về lãi suất, NHNN cho biết lãi suất vay do TCTD quyết định tùy thuộc vào mục đích vay vốn  (tiêu dùng hay kinh doanh), thời hạn vay, mức độ rủi ro, tính khả thi của phương án vay vốn, chi phí đầu vào của từng TCTD; thông thường không phụ thuộc vào tư cách vay vốn là cá nhân hay hộ kinh doanh và trách nhiệm hoàn trả vốn vay là của cá nhân vay vốn. Việc vay vốn của cá nhân không ràng buộc trách nhiệm của hộ kinh doanh.

    Như vậy, về cơ bản thì việc vay vốn của Hộ gia đình sẽ thực hiện theo tư cách pháp nhân, một cá nhân trong hộ gia đình sẽ đứng tên để vay vốn và đại diện chịu trách nhiệm với khoản vay đó. Hộ gia đình không có tư cách chủ thể để vay vốn nữa. Đây cũng là một bước ngoặt để các hộ gia đình xem xét việc thay đổi loại hình kinh doanh từ Hộ kinh doanh sang doanh nghiệp. Một cơ sở kinh doanh có tư cách pháp nhân trong quá trình hoạt động, vay vốn, phát triển kinh doanh sẽ có khá nhiều thuận lợi về cả thời gian và thủ tục.
    (Vũ Huyền)

     
    Báo quản trị |  
  • #447521   22/02/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần
    Moderator

    Dear các bác!

    Hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể...các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì chưa nói nhưng mà doanh nghiệp tư nhân cũng không cho vay nữa thì mới là vấn đề.

    Kiểu này "Đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản với Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu của đại gia với hàng loạt dự án bất động sản quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng mà không được vay vốn ở các TCTD nữa mới sợ.

    Chính phủ với khẩu hiệu "Kiến tạo và phục vụ nhân dân" mà đẩy tiểu thương, nông dân, doanh nghiệp tư nhân vào vòng tay tín dụng đen thì đúng là có vấn đề.

    Theo ý kiến của em với Thông tư này và một số thông tư khác nữa của Ngân hàng Nhà Nước cần phải được Bộ Tư Pháp - Cục kiểm tra văn bản tuýt còi gấp.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #447547   22/02/2017

    Wizardma viết:

    Dear các bác!

    Hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể...các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì chưa nói nhưng mà doanh nghiệp tư nhân cũng không cho vay nữa thì mới là vấn đề.

    Kiểu này "Đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản với Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu của đại gia với hàng loạt dự án bất động sản quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng mà không được vay vốn ở các TCTD nữa mới sợ.

    Chính phủ với khẩu hiệu "Kiến tạo và phục vụ nhân dân" mà đẩy tiểu thương, nông dân, doanh nghiệp tư nhân vào vòng tay tín dụng đen thì đúng là có vấn đề.

    Theo ý kiến của em với Thông tư này và một số thông tư khác nữa của Ngân hàng Nhà Nước cần phải được Bộ Tư Pháp - Cục kiểm tra văn bản tuýt còi gấp.

    Chào bác, theo em thì chủ DNTN vẫn có thể vay vốn dưới tư cách cá nhân cho mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTN do mình làm chủ. Như vậy TT 39 không hạn chế quyền vay vốn ngân hàng của DNTN.

     
    Báo quản trị |  
  • #447554   22/02/2017

    Wizardma viết:

    Dear các bác!

    Hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể...các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì chưa nói nhưng mà doanh nghiệp tư nhân cũng không cho vay nữa thì mới là vấn đề.

    Kiểu này "Đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản với Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu của đại gia với hàng loạt dự án bất động sản quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng mà không được vay vốn ở các TCTD nữa mới sợ.

    Chính phủ với khẩu hiệu "Kiến tạo và phục vụ nhân dân" mà đẩy tiểu thương, nông dân, doanh nghiệp tư nhân vào vòng tay tín dụng đen thì đúng là có vấn đề.

    Theo ý kiến của em với Thông tư này và một số thông tư khác nữa của Ngân hàng Nhà Nước cần phải được Bộ Tư Pháp - Cục kiểm tra văn bản tuýt còi gấp.

    Xưa nay, e thấy tuýt còi vì văn bản vi hiến, trái luật. Không biết ở đây Cục phải tuýt còi vì lý do gì đây bác ? 

    Hộ gia đình ko đứng tên thì chủ hộ đứng tên hoặc gia đình cùng cam kết trả nợ, kể đến tín dụng đen thì cũng cá nhân đứng ra vay thôi .

    Doanh nghiệp tư nhân thì có vấn đề ở đây là hạn mức tín dụng đối với các nhân vay vốn, có lẽ nên điều chỉnh ở những văn bản khác chứ ko phải văn bản này.

    Không biết em nghĩ vậy đúng không ??

     
    Báo quản trị |  
  • #447541   22/02/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Mình nghĩ sắp tới sẽ có những quy định mới về việc vay vốn đối với những cá nhân hay tổ chức không phải là pháp nhân thôi. Chứ mấy doanh nghiệp tư nhân có mà khóc ròng à :D

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #447549   22/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Việc quy định Hộ kinh doanh không được vay vốn của tổ chức tín dụng thì có vẻ hợp lý. Bởi nếu không vay vốn được bằng tư cách hộ kinh doanh thì chủ hộ kinh doanh vẫn có thể tiến hành vay vốn của tổ chức tín dụng bằng tư cách cá nhân của mình chứ nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (22/02/2017)
  • #448024   25/02/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Theo mình, chỉ có cá nhân và pháp nhân mới được phép vay vốn ngân hàng, khác với trước đây, là cá nhân và tổ chức được phép vay vốn ngân hàng. 

    Điều này, dễ dàng loại trừ ra những trường hợp các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì sẽ không được phép vay vốn, trong đó có hộ gia đình, tổ hợp tác và hợp tác xã. Trong trường hợp này thì đại diện các tổ chức này vẫn có thể đi vay với tư cách cá nhân của mình mà?

    Khi vay mình sẽ thực hiện kê khai với mục đích kinh doanh?  Vậy thì đâu có gì khúc mắc trong vấn đề này nhỉ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #448026   25/02/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Hơn nữa, trong Quy chế cho vay hiện thời theo Quyết định 1627 cũng có quy định:

    Điều 7. Điều kiện vay vốn

    Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau :

    1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật :

    a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam :

    - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;

    - Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

    - Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

    - Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

    - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

    b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. 

    Như vậy, hiện tại, đại diện hộ gia đình vay cũng với tư cách cá nhân, chứ đâu phải với tư cách của một tổ chức hay pháp nhân?

    Vậy thì Thông tư 39 đâu có gì mới về vấn đề này? 

     
    Báo quản trị |