Hộ kinh doanh có quyền đăng ký nhãn hiệu không?

Chủ đề   RSS   
  • #607351 08/12/2023

    quynhnn18

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2019
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 481
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    Hộ kinh doanh có quyền đăng ký nhãn hiệu không?

    Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp để phân biệt nó với các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên, không giống như doanh nghiệp, hộ kinh doanh là chủ thể không có tư cách pháp nhân, vậy hộ kinh doanh có được quyền đăng ký nhãn hiệu không?

    1. Nhãn hiệu là gì?

    Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Theo đó, dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

    2. Hộ kinh doanh có quyền đăng ký nhãn hiệu không?

    Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì những chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

    - Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

    - Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

    - Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

    - Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

    - Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

    + Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

    + Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

    Từ quy định trên có thể thấy, hộ kinh doanh hoàn toàn có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để phân biệt hành hóa của mình với hàng hóa của hộ kinh doanh, pháp nhân hoặc cá nhân khác trên thị trường nếu thuộc một trong các trường hợp trên. Tuy nhiên, nếu sau khi được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu thì hộ kinh doanh có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó, trong trường hợp nhãn hiệu không sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó sẽ bị chấm dứt hiệu lực và hộ kinh doanh không còn quyền sử dụng nữa.

    3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của hộ kinh doanh

    Để đăng ký nhãn hiệu, hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

    - Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN); 65/2023;

    - Mẫu nhãn hiệu kèm theo danh sách hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu;

    - Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí nộp đơn;

    - Giấy ủy quyền trong trường hợp sử dụng dịch vụ;

    - Tài liệu khác (áp dụng trong từng trường hợp cụ thể).

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, hộ kinh doanh có thể lựa chọn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu bằng bản giấy hoặc nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu lựa chọn hình thức nộp đơn giấy, hộ kinh doanh có thể nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ của bưu điện đến trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ. Còn nếu lựa chọn hình thức nộp đơn trực tuyến, hộ kinh doanh cần có chứng thư số và chữ ký số, sau đó đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

     
    1120 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quynhnn18 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/12/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận