Hộ gia đình chấm dứt kinh doanh: Vì sao vẫn bị thu thuế?

Chủ đề   RSS   
  • #564302 02/12/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Hộ gia đình chấm dứt kinh doanh: Vì sao vẫn bị thu thuế?

    Chấm dứt kinh doanh vẫn bị thu thuế

    Chấm dứt kinh doanh vẫn bị thu thuế

    Nhiều trường hợp gia đình mở kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà, có đăng ký hộ kinh doanh và nộp thuế đúng theo pháp luật nhưng khi không còn kinh doanh nữa thì vẫn bị thu thuế. Tại sao lại có tình trạng này và phải giải quyết như thế nào? Xin mời tham khảo những thông tin sau đây.

    Nghĩa vụ thuế chấm dứt khi nào?

    Hộ kinh doanh là một trong những chủ thể phải thực hiện việc đăng ký thuế và cấp mã số thuế theo Điểm a Khoản 1 Điều 30 Luật quản lý thuế 2019. Điều này có nghĩa, kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh đã phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp.

    Trong quá trình hoạt động, mã số thuế là căn cứ để hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ thuế, phí của mình (phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân).

    Tuy có sự đơn giản hơn nhất định trong thủ tục về thuế so với việc thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên một khi đã được cấp mã số thuế, Nhà nước sẽ quản lý thuế phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Mã số thuế chỉ chấm dứt hiệu lực theo những căn cứ tại Khoản 1 Điều 39 Luật quản lý thuế 2019:

    “1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;

    b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.”

    Theo đó, việc chấm dứt hoạt động kinh doanh là căn cứ để chấm dứt nghĩa vụ thuế. 

    Vì sao chấm dứt kinh doanh vẫn còn bị thu thuế?

    Về lý thuyết, việc chấm dứt kinh doanh sẽ không còn làm phát sinh nghĩa vụ thuế, tuy nhiên để cơ quan quản lý thuế nắm rõ việc chấm dứt kinh doanh và ngừng tính thuế đối với hộ kinh doanh, cần thực hiện 2 thủ tục sau đây:

    1. Đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Khoản 5 Điều 39 Luật quản lý thuế 2019)

    Cần chuẩn bị một hồ sơ gồm

    - Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

    - Các giấy tờ khác có liên quan (gồm các tài liệu về thuế và tài liệu về việc chấm dứt kinh doanh).

    Việc giải quyết chấm dứt hiệu lực của mã số thuế được thực hiện ở cơ quan quản lý thuế trực tiếp của hộ kinh doanh, bạn phải hoàn thành hết các nghĩa vụ thuế trước khi làm thủ tục ngưng hiệu lực mã số thuế.

    2. Đăng ký giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp (Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014)

    Sau khi đã có các giấy tờ, tài liệu xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế, bạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động.

    Hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh bao gồm:

    - Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cá thể

    - Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

    - Giấy tờ xác nhận của cơ quan thuế về việc không nợ thuế

    - Giấy tờ tùy thân hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp thực hiện thủ tục giúp người khác)

    (Điều 77 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

    Nếu không thực hiện những thủ tục này, cơ quan thuế sẽ không có căn cứ để xác nhận hộ kinh doanh ngưng hoạt động và vẫn tính thuế theo những thời hạn nhất định.

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 03/12/2020 07:48:03 SA
     
    1489 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận