Hình thức tham vấn trong môi trường chỉ cần thực hiện thông qua trang thông tin điện tử?

Chủ đề   RSS   
  • #611155 03/05/2024

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1201)
    Số điểm: 8840
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 97 lần


    Hình thức tham vấn trong môi trường chỉ cần thực hiện thông qua trang thông tin điện tử?

    Có thể nói, đối với việc đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Tuy nhiên ngoài những nội dung, đối tượng thực hiện việc đánh giá này thì còn có hình thức thể hiện, truyền tải đến người khác, kể cả cộng đồng dân sự, vấn đề đặt ra hiện nay thì quy định có ghi nhận trường hợp này chỉ cần thực hiện thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử hay không?

    Căn cứ Khoản 4 Điều 33 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định về Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như sau:

    1. Đối tượng được tham vấn bao gồm:

    - Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;

    - Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.

    2. Trách nhiệm thực hiện tham vấn được quy định như sau:

    - Chủ dự án đầu tư phải thực hiện tham vấn đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, được khuyến khích tham vấn ý kiến chuyên gia trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường;

    - Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời chủ dự án đầu tư bằng văn bản về nội dung được tham vấn trong thời hạn quy định; trường hợp hết thời hạn quy định mà không có văn bản trả lời thì được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.

    3. Nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

    - Vị trí thực hiện dự án đầu tư;

    - Tác động môi trường của dự án đầu tư;

    - Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;

    - Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

    - Các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.

    4. Việc tham vấn được thực hiện thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và một hoặc các hình thức sau đây:

    - Tổ chức họp lấy ý kiến;

    - Lấy ý kiến bằng văn bản.

    5. Kết quả tham vấn là thông tin quan trọng để chủ dự án đầu tư nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đầu tư đối với môi trường và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kết quả tham vấn phải được tiếp thu, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn, đối tượng quan tâm đến dự án đầu tư (nếu có). Trường hợp ý kiến, kiến nghị không được tiếp thu, chủ dự án đầu tư phải giải trình đầy đủ, rõ ràng. Chủ dự án đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và kết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

    6. Dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước không phải thực hiện tham vấn.

    7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định hiện hành?

    Căn cứ Điều 34 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

    1. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

    - Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

    - Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

    - Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư

    2. Đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng, chủ dự án đầu tư được trình đồng thời hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thời điểm trình do chủ dự án đầu tư quyết định nhưng phải bảo đảm trước khi có kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.

    3. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:

    - Cơ quan thẩm định ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định gồm ít nhất là 07 thành viên; gửi quyết định thành lập hội đồng kèm theo tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đến từng thành viên hội đồng;

    - Hội đồng thẩm định phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là chuyên gia. Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có chuyên môn về môi trường hoặc lĩnh vực khác có liên quan đến dự án đầu tư và có kinh nghiệm công tác ít nhất là 07 năm nếu có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 03 năm nếu có bằng thạc sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 02 năm nếu có bằng tiến sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương;

    - Chuyên gia tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư không được tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đó;

    - Trường hợp dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi thì hội đồng thẩm định phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó; cơ quan thẩm định phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi phê duyệt kết quả thẩm định.

    Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, có ý kiến bằng văn bản về việc phê duyệt kết quả thẩm định trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường;

    - Thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị thẩm định, viết bản nhận xét về nội dung thẩm định quy định tại khoản 7 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận xét, đánh giá của mình;

    - Cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá và tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) để làm căn cứ quyết định việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

    4. Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

    5. Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư để thực hiện.

    6. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

    - Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

    - Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường

    - Trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án đầu tư chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt quy định tại khoản 9 Điều này không tính vào thời hạn thẩm định;

    - Thời hạn thẩm định quy định tại điểm a và điểm b khoản này có thể được kéo dài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    7. Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

    - Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

    - Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

    - Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;

    - Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;

    - Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;

    - Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;

    - Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.

    8. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư vượt quá khả năng thẩm định trong nước, cần thuê tư vấn nước ngoài thẩm định. Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của tư vấn nước ngoài là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

    9. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu (nếu có) của cơ quan thẩm định, người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm ra quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư và nêu rõ lý do.

    10. Việc gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, tiếp nhận, giải quyết và thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua một trong các hình thức gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư.

    11. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định; công khai danh sách hội đồng thẩm định; biểu mẫu văn bản, tài liệu của hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thời hạn lấy ý kiến quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

    Do đó, theo quy định thì Việc tham vấn được thực hiện thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và một hoặc các hình thức sau đây: Tổ chức họp lấy ý kiến; Lấy ý kiến bằng văn bản. Đồng nghĩa với quy định này thì hình thức ngoài thực hiện theo đăng tin điện tử cần phải thực hiện thêm hình thức khác như Tổ chức họp lấy ý kiến hoặc Lấy ý kiến bằng văn bản.

     
    208 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận