Hình thức góp vốn vào Công ty TNHH 2 thành viên trở lên để đầu tư xây dựng dự án

Chủ đề   RSS   
  • #450675 30/03/2017

    Hình thức góp vốn vào Công ty TNHH 2 thành viên trở lên để đầu tư xây dựng dự án

    Hiện tại mình đọc qua về hình thức góp vốn vào tổ chức, doanh nghiệp để đầu tư nhưng không hiểu lắm đối với trường hợp cả 2 đều là doanh nghiệp trong nước thì hình thức góp vốn vào công ty TNHH để cùng đầu tư như thế nào (Công ty TNHH này đã có công nhận là chủ đầu tư xây dựng dự án)?

    Việc góp vốn được thể hiện dưới dạng Hợp đồng gì?

     
    7353 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #450692   30/03/2017

    GODFATHER_NBH
    GODFATHER_NBH
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2010
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 1975
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 175 lần


    Chào bạn,

    Theo tôi thì ba doanh nghiệp nên thực hiện ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) - Là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

    Nội dung chủ yếu của hợp đồng BCC bao gồm:

    - Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

    - Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

    - Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

    - Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

    - Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

    - Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

    - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

    -----

    Trân trọng.

     

    Nguyễn Bá Hưng - Luật Sư

    DĐ: 0979 473 688 - Email: Hunggialuat@gmail.com

    CÔNG TY TNHH LUẬT HƯNG GIA

    311-M21 Đường số 7, P.An Phú, Quận 2, HCM

    CN: 349 Bùi Trọng Nghĩa, Kp3, Trảng Dài, Biên Hoà, Đồng Nai.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn GODFATHER_NBH vì bài viết hữu ích
    tttgplnn (30/05/2017)
  • #454508   25/05/2017

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    Chào bạn!

    Thay mặt Luật sư tư vấn, tôi xin giải đáp cho bạn như sau:

    1. Về việc thực hiện góp vốn vào công ty TNHH khác

    Công ty bạn hoàn toàn có thể thực hiện góp vốn vào công tyTNHH khác dưới hình thức là thành viên góp vốn để thực hiện dự án đầu tư. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của dự án đầu tư xây dựng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Mà mục đích của 3 công ty chỉ là thực hiện dự án đó, mà thực hiện góp vốn, sau đó khi kết thúc dự án lại phải nhượng lại vốn góp để rút khỏi công ty kia thì sẽ rất phức tạp. Vậy nên bạn nên chọn hợp đồng hợp tác kinh doanh để ký kết với 2 công ty còn lại để thực hiện dự án.

    2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC)

    Hợp đồng hợp tác kinh doanh là loại hình hợp đồng được ký kết giữa 2 hoặc nhiều doanh nghiệp để cùng thực hiện dự án đầu tư hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm phân chia lợi nhuận mà không phải thành lập tổ chức kinh tế.

    Hợp đồng BBC rất linh động mà vẫn ràng buộc được trách nhiệm giữ các doanh nghiệp với nhau. Công ty bạn và 2 công ty còn lại có thể ký kết hợp đồng BBC để thực hiện đầu tư xây dựng dự án một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #455896   03/06/2017

    Trong trường hợp này bạn nên chọn hình thức hợp đồng  hợp tác kinh daonh BBC

    Nội dung của hợp đồng BCC
    Được quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư 2014 Hợp đồng BCC bao gồm những nội dung sau:
    a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án
    b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh
    c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên
    d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
    đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
    e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
    g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
    - Phương thức thực hiện hợp đồng: nhà đầu tư không phải thành lập pháp nhân, không có bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp chung mà thực hiện dự án thông qua các thỏa thuận đã ký.
    - Lợi ích nhà đầu tư được hưởng: hình thức đầu tư dễ tiến hành, dự án triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn, sớm thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh do không mất thời gian thực hiện thủ tục thành lập pháp nhân và đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới.
    IV. Hình thức của hợp đồng
    Hợp đồng BBC phải bằng văn bản trong trường hợp dự án đầu tư bằng hợp đồng BBC phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư. Còn hợp đồng BBC không phải làm thủ tục đăng đăng ký đầu tư thì có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể.
    - Hình thức đầu tư trực tiếp: Các nhà đầu tư phải làm thủ tục thẩm  tra đầu tư.
    Vai trò của hợp đồng BCC
    - Không phải thành lập pháp nhân mới, các bên không phải tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp nên nhanh chóng tiến hành hoạt động kinh doanh đặc biệt với dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
    - Giúp các nhà đầu khắc phục được điểm yếu của mình và sử dụng được hầu hết các lợi thế trong kinh doanh.
    - Khi ký hợp đồng BCC các bên độc lập và nhân danh chính mình trong quá trình hoạt động.
    Ưu điểm cảu hình thức BBC
    - Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc do không phải thành lập tổ chức kinh tế.
    - Với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các nhà đâu tư bằng sự am hiểu về thị trường quen thuộc của mình và những thị trường mà bên đối tác chưa nắm rõ có thể giúp đỡ nhau trong việc chiếm lĩnh thị trường, ngoài ra có thể chuyển giao kỹ thuật, công nghệ hiện đại, hướng dẫn về mô hình tổ chức quản lý… Để hai bên cùng hoạt động hiệu quả, cùng đạt được lợi ích mà mình mong muốn.
    - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Tư cách pháp lý độc lập giúp các bên không phụ thuộc vào nhau, tạo sự linh hoạt chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, không ràng buộc.
    Cập nhật bởi KieuNga1109 ngày 04/06/2017 08:24:39 CH
     
    Báo quản trị |