Hình sự hóa quan hệ dân sự là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #564594 08/12/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Hình sự hóa quan hệ dân sự là gì?

    Hình sự hóa quan hệ dân sự

    Hình sự hóa quan hệ dân sự - Ảnh minh họa

    Chắc hẳn với những người quan tâm tới pháp luật, cụm từ này đã không còn xa lạ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Không có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cách hiểu cụ thể hình sự hóa quan hệ dân sự là gì, vì vậy xin mời các bạn bàn luận và đóng góp quan điểm của mình về vấn đề này!

    Cách hiểu cơ bản

    Tương tự cách hiểu một số cụm từ khác như “công nghiệp hóa”, “xã hội hóa”, “cụ thể hóa”, khi nhắc đến “hình sự hóa”, chúng ta sẽ hình dung được một vấn đề có bản chất không giống hoặc chưa giống “hình sự”, nhưng bằng một cách nào đó, nó đang được hướng theo tính chất “hình sự”.

    Quan hệ dân sự là một khái niệm cơ bản trong Pháp luật, bao gồm các quan hệ mà các bên có địa vị pháp lý tương đương, được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận, ràng buộc lẫn nhau. Phạm vi của các hình phạt, chế tài cũng theo đó mà có thể được áp dụng theo sự bàn định của hai bên.

    Đây cũng là những khác biệt cơ bản của “dân sự” và “hình sự”, bởi lẽ trong quan hệ dân sự, sẽ không có chuyện một bên phải chịu hình phạt nào từ Nhà nước, khách thể của nó là quyền, nghĩa vụ của hai bên.

    Ngược lại, trong quan hệ hình sự, có sự phân biệt rõ ràng giữa hai bên tham gia: Một bên là Nhà nước và bên kia là người hoặc pháp nhân phạm tội. Khách thể của các tội phạm không chỉ là Nhà nước mà còn là trật tự của toàn xã hội vì Nhà nước đại diện cho xã hội.

    Như vậy “hình sự hóa quan hệ dân sự” có thể hiệu là việc định hướng các quan hệ mang tính dân sự vào khuôn khổ của các quy phạm pháp luật hình sự.

    Một số quan điểm trái chiều

    Tại sao phải dùng từ định hướng mà không phải áp dụng hay sử dụng, đó là vì vẫn còn những tranh cãi về việc sử dụng cụm từ này.

    Trong nhiều tài liệu chuyên sâu về hình sự, “hình sự hóa” (penalisation) được hiểu là việc quy định hình phạt hay xác định loại hình phạt, khung hình phạt, điều kiện quyết định hình phạt đối với các loại tội phạm. Như vậy, "hình sự hoá" chỉ diễn ra ở giai đoạn xây dựng pháp luật chứ không thể có ở giai đoạn áp dụng pháp luật.

    Chẳng hạn: Sau khi coi “Trộm cắp” là một tội phạm, quá trình xây dựng các khung hình phạt, điều kiện áp dụng hình phạt, các vấn đề liên quan đến tố tụng để trừng phạt tội này sẽ được gọi là “hình sự hóa”

    Ngược lại, phần lớn những lần cụm từ “hình sự hóa quan hệ dân sự” xuất hiện gần đây trên các phương tiện truyền thông, hay thậm chí là một số bài viết của các nhà nghiên cứu, nó được sử dụng để miêu tả việc một số cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng các nguyên tắc, quy định của pháp luật hình sự để giải quyết các vụ việc dân sự.

    Chẳng hạn:

    - A cho B vay tài sản và B chưa có điều kiện trả A, hiện tại A không liên lạc được cho B

    - Theo quy định của pháp luật hình sự thì nếu B dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả thì sẽ bị coi là phạm tội. (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

    - Cơ quan chức năng quyết định khởi tố vụ án để điều tra vì cho rằng B bỏ trốn và cố tình không trả, nhưng thực tế B đang đưa người thân đi chữa bệnh ở nước ngoài và trong hợp đồng vay cũng quy định về lãi chậm trả, B đã đồng ý với A về số lãi phải trả thêm.

    Ngoài ra,  có ý kiến cho rằng "hình sự hoá các quan hệ dân sự" là việc xử lí các hành vi vi phạm pháp luật dân sự, kinh tế chưa cấu thành tội phạm bằng biện pháp hình sự. Có ý kiến chỉ bó hẹp việc xử lí các hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán, trả tài sản trong các hợp đồng kinh tế dân sự bằng con đường hình sự mới là hình sự hoá.

    Hình sự hóa quan hệ dân sự trên thực tiễn

    Vấn đề này có thể xuất phát từ lý do các yếu tố cấu thành tội phạm còn chưa cụ thể khiến cho việc xác nhận sự phù hợp giữa hành vi đã được thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm gặp khó khăn. 

    Dù có nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên hiện nay có thể thấy mục đích chính khi nhắc đến cụm từ này là để đề cập đến vấn đề một số cơ quan đã áp dụng chưa đúng căn cứ pháp luật để giải quyết các vụ việc mang tính dân sự.

    Cho dù việc sử dụng từ ngữ không theo hướng cơ bản trong các tài liệu học thuật, vẫn có thể coi đó là một "hiện tượng ngôn ngữ" nhằm tạo ra cách hiểu mới, cách định nghĩa mới để có thể thống nhất cách sử dụng cụm từ này qua đó lên án, phê bình đúng những hành vi mang tính tiêu cực.

    Sự nhầm lẫn trong việc áp dụng pháp luật dù do yếu tố khách quan hay chủ quan đều gây ảnh hưởng tới người bị kết tội và có khả năng gây ra thiệt hại về danh dự, nhân phẩm hoặc dẫn tới oan sai cho họ. Chính vì vậy, cần sớm đề ra hệ thống giải pháp hợp lí để sớm khắc phục hiện tượng kể trên.

     
    5611 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận