Hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #69571 20/11/2010

    prohauloc

    Male


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 1691
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 3 lần


    Hình sự

    Mình không hiểu rõ lắm về  khoản 2 điều 48 mong các bạn giải thích rõ cho mình với :

    Khoản 2 : Những  tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

    Các bạn có thể xác định TNHS của 2 đối tượng sau giúp mình được không?

    A và B phạm tội cướp giật tài sản( đồng phạm),  A  có  thêm tình tiết "tái phạm nguy hiểm"

    Hỏi TNHS của A và B có giống nhau không?
    ( cả A và B đều đủ tuổi chịu TNHS)

    ¶æŽ ►™Qµâ∩™◄

    tôi tư duy và tôi tồn tại.

     
    5335 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #69596   20/11/2010

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    ReHình sự

    Chào bạn, mình xin trả lời như sau về khoản 2 Điều 48 mà bạn thắc mắc, ví dụ luôn cho dễ hiểu như đối với người phạm tội hiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 112 thì người đó không fải chịu thêm 1 tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 nữa đó là tình tiết phạm tội với trẻ em, vì tình tiết "phạm tội với trẻ em" đã thỏa mãn yếu tố cấu thành (yếu tố định tội) tội hiếp dâm trẻ em rồi. Nói như vậy không biết bạn có hiểu được không, mình hơi bị bí từ

    Còn về vấn đề xác định trách nhiệm của những người đồng phạm, thì bạn nhớ cho mình có 3 nguyên tắc để xác định:

    Thứ nhất, nguyên tắc tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm đã thực hiện,

    Thứ hai, nguyên tắc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm,

    Thứ ba, nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm.

    Vì vậy trong sự việc bạn nêu ở trên, cả A và B đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên khi Tòa án xem xét lượng hình, thì căn cứ vào các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của từng đối tượng mà quyết định hình phạt.

    Việc A có thêm tình tiết tăng nặng "tái phạm nguy hiểm" chỉ được coi là 1 tình tiết bất lợi cho A trong việc quyết định mức hình phạt mà thôi.


    Thân ái,
     
    Báo quản trị |  
  • #69617   20/11/2010

    prohauloc
    prohauloc

    Male


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 1691
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 3 lần


    "Vì vậy trong sự việc bạn nêu ở trên, cả A và B đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên khi Tòa án xem xét lượng hình, thì căn cứ vào các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của từng đối tượng mà quyết định hình phạt.

    Việc A có thêm tình tiết tăng nặng "tái phạm nguy hiểm" chỉ được coi là 1 tình tiết bất lợi cho A trong việc quyết định mức hình phạt mà thôi".

    Xin hỏi bạn :

    Có nhiều tình tiết bất lợi này  có làm thay đổi khung hình phạt đối với A không ?

    ¶æŽ ►™Qµâ∩™◄

    tôi tư duy và tôi tồn tại.

     
    Báo quản trị |  
  • #69684   21/11/2010

    kelieulinhdethuong
    kelieulinhdethuong

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2010
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


     Trong Ví dụ về tội hiếp dâm trẻ em( Điều 112) mà bạn phương anh nêu trên thì tớ xin nói rõ hơn:, riêng hành vi hiếp dâm trẻ em là CTTP cơ bản của tội hiếp dâm và tình tiết tăng nặng ở đây là hiếp dâm trẻ em.

    Dựa vào tình tiết tăng nặng định khung, sẽ cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường lên khung tăng nặng. 
     
    Báo quản trị |  
  • #69766   22/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    @ kelieulinhdethuong:

    Hình như bạn nhầm. Hành vi hiếp dâm trẻ em là CTTP cơ bản của tội hiếp dâm trẻ em tại điều 112, chứ không phải là CTTP cơ bản của tội hiếp dâm tại điều 111.

    Tội hiếp dâm không có tình tiết tăng nặng nào là hiếp dâm trẻ em cả. Nên không hề có các vấn đề bạn nói.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #70020   23/11/2010

    prohauloc
    prohauloc

    Male


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 1691
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 3 lần


    thanks cac banj nhiu'

    ¶æŽ ►™Qµâ∩™◄

    tôi tư duy và tôi tồn tại.

     
    Báo quản trị |