Hình phạt và mục đích của hình phạt

Chủ đề   RSS   
  • #589417 08/08/2022

    Hình phạt và mục đích của hình phạt

    Hình phạt được ghi nhận là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, được áp dụng phổ biến nhất và có lịch sử lâu đời trong các biện pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Nhà nước sử dụng hình phạt đối với người phạm tội để bảo vệ mình, bảo vệ xã hội chống lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại của nó.
     
    Mục đích của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước mong muốn đạt được khi quy trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Theo điều luật quy định trong Bộ Luật Hình sự thì mục đích của hình phạt thể hiện trước hết ở chỗ hình phạt tác động trực tiếp đến người phạm tội, không chỉ trừng trị mà còn nhằm giáo dục, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Trong lý luận thể hiện bằng thuật ngữ phòng ngừa riêng.
     
    Nội dung chủ yếu của phòng ngừa riêng là hình phạt đưa lại những tước bỏ, hạn chế nhất định về quyền và lợi ích đối với người bị kết án. Mức độ phải chịu những tước bỏ và hạn chế quyền lợi này tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội. Tội phạm càng nguy hiểm thì mức độ trừng trị người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đó càng nghiêm khắc. Cái chủ yếu trong phòng ngừa riêng của hình phạt là cải tạo, giáo dục người phạm tội để họ từ một con người lầm lỗi, vi phạm pháp luật trở thành người có ý thức tôn trọng pháp luật và quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới.
     
    Ngoài mục đích phòng ngừa riêng, hình phạt còn có mục đích nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Áp dụng hình phạt bao giờ cũng tác động đến các thành viên khác trong xã hội. tùy vào mức độ, tính chất từng vụ việc mà mức độ tác động của hình phạt đối với họ khác nhau. Để đạt được mục đích phòng ngừa chung của hình phạt, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp về kinh tế, tư tưởng, tổ chức, pháp lý, văn hóa, giáo dục,... qua đó tuyên truyền nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của công dân. 
     
    Phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng là hai mặt không thể tách rời của hình phạt, chúng ảnh hưởng qua lại với nhau trong mục đích chung của hình phạt. Mục đích phòng ngừa chung không thể đạt được nếu phòng ngừa riêng bị triệt tiêu, cũng như khi phòng ngừa chung bị hạn chế thì phòng ngừa riêng sẽ thiếu môi trường xã hội thuận lợi.
     
     
    1429 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận