Hình phạt trong luật Hồi giáo

Chủ đề   RSS   
  • #434516 25/08/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Hình phạt trong luật Hồi giáo

    Các học giả Hồi giáo chia ra ba loại tội phạm theo mức độ nặng nhẹ:

    -  Hudud: Tội phạm nguy hiểm cho xã hội nhất, chống lại những “quyền của Allah” (chống lại quyền lợi của tất cả cộng đồng Hồi giáo) với chế tài được quy định chính xác bao gồm ngoại tình, vu cáo, uống rượu, trộm cắp, cướp, phản đạo và vi phạm kinh Koran. Hình phạt đối với tội ngoại tình, vu cáo, uống rượu là bị đánh bằng roi. Hình phạt đối với tội trộm và cướp là bị đóng đinh vào thánh giá hoặc bị chặt tay chặt chân. Hình phạt đối với tội phản đạo và vi phạm kinh Koran là chặt đầu. 

     

    - Quesas: Tội phạm chống lại các cá nhân, đời hỏi sự trả thù của người bị hại hoặc gia đình người bị hại với chế tài cũng được xác định chính xác bao gồm tội giết người (cố ý hoặc vô ý), gây thương tích (cố ý hoặc vô ý), cưỡng dâm.

    - Taazir: Các tội phạm liên quan đến “quyền của Allah” không thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo) và tội phạm liên quan đến cá nhân nhưng không bị trừng phạt nặng như ăn thịt lợn, làm hứng gian, hối lộ, làm gián điệp, nói năng tục tĩu, mặc quần áo lở hang… Hình phạt cho loại tội phạm này tuỳ theo thẩm phán toà án Shariah có thể là phạt tiền, phạt tù nhưng nhẹ hơn hai loại tội phạm kể trên.

      Khác với các hệ thống pháp luật khác thường coi tội làm gián điệp hay giết người là tội phạm nặng nhất, luật Hồi giáo coi các ội phạm chống lại niềm tin vào Allah là nặng nhất. Nếu phạm tội giết người thì tuỳ theo tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà kết án từ hình hoặc cho chuộc bằng tiền và tài sản. Theo luật Hồi giáo, giết một người đàn ông có thể chuộc bằng 50 con lạc đà, giết một người đàn bà có thể chuộc bằng 50 con lạc đà. Ở Ả rập Xê út, cho đến năm 1988 người phạm tội có thể chuộc một số tiền tương đưomg 32.000 USD cho mạng một người đàn ông Hồi giáo, 16.000 USD cho mạng một người đàn bà Hồi giáo hoặc một người đàn ông không theo Hồi giáo, 8.000 USD cho mạng một người đàn bà không theo Hồi giáo.

    Cập nhật bởi eyestorm ngày 25/08/2016 09:40:27 CH

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    30030 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (05/07/2017) giangmoom (04/07/2017) quynhsumo (10/01/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #459881   04/07/2017

    Luật Hồi giáo được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, các trụ cột của đạo Hồi và các phong tục tập quán của người Hồi giáo. Khác với các hệ thống pháp luật chúng ta đã nghiên cứu, nó không phải là một ngành khoa học độc lập, nó chỉ là một mặt, một khía cạnh của đạo Hồi. Đây là hệ thống pháp luật pha trộn giữa quy phạm tôn giáo, đạo đức và pháp luật. Vì vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng các chế tài của pháp luật hồi giáo rất dã man như kiểu pháp luật của chế độ phong kiến. 

     
    Báo quản trị |  
  • #459908   04/07/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Hình phạt trong luật hồi giáo vẫn đáng có quá nhiều điều đáng để bàn. Nhưng đọc đến khúc người giết người có thể chuộc một số tiền tương đương 32.000 USD cho mạng một người đàn ông Hồi giáo, 16.000 USD cho mạng một người đàn bà Hồi giáo hoặc một người đàn ông không theo Hồi giáo, 8.000 USD cho mạng một người đàn bà không theo Hồi giáo. Thì thấy đúng là một sự phân biệt đạo, cũng như phân biệt nam nữ nặng nề. Khi mạng một người phụ nữ và người đan ông không theo hồi giáo chỉ giá trị bằng 1/2 mạng người đàn ông theo hồi giáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #459928   04/07/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    maucuamua viết:

    Hình phạt trong luật hồi giáo vẫn đáng có quá nhiều điều đáng để bàn. Nhưng đọc đến khúc người giết người có thể chuộc một số tiền tương đương 32.000 USD cho mạng một người đàn ông Hồi giáo, 16.000 USD cho mạng một người đàn bà Hồi giáo hoặc một người đàn ông không theo Hồi giáo, 8.000 USD cho mạng một người đàn bà không theo Hồi giáo. Thì thấy đúng là một sự phân biệt đạo, cũng như phân biệt nam nữ nặng nề. Khi mạng một người phụ nữ và người đan ông không theo hồi giáo chỉ giá trị bằng 1/2 mạng người đàn ông theo hồi giáo.

    Mình nghĩ không cần bàn luận gì cả vì pháp luật là từ thực tiễn mà phát sinh, vậy thực tiễn này phát sinh từ đời sống, phong tục, văn hóa...của mỗi dân tộc và mỗi quốc gia. không thể đồng nhất cho cái này là kỳ lạ, cái kia phù hợp, cái kia hay...các bạn nghĩ gì về những luật cấm sau:

    1.Cấm chạy bộ ở Burundi: Vào tháng 3/2014, Tổng thống Pierre Nkurunzira đã ban hành lệnh cấm chạy bộ vì nghi án, nhiều thành viên tập hợp với âm mưu lật đổ chính quyền. Trên thực tế, nhiều thành viên đối lập đã bị bắt giữ vì tham gia các nhóm chạy bộ này.
     
    2.Cấm nhảy múa trong các câu lạc bộ, Nhật Bản: Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng có cuộc sống về đêm sôi động, nhưng việc nhảy múa ở các câu lạc bộ lại bị cấm. Một đạo luật được ban hành năm 1948 và việc nhảy múa nơi công cộng chỉ được phép nếu nơi đó được cấp phép đặc biệt và chỉ cho tới nửa đêm.
     
    3.Cấm trò chơi ghép chữ Scrabble ở Rumani: Vào thập niên 80, tổng thống Rumani Nicolae Ceausescu đã cấm trò chơi này vì nó mang ý nghĩa "lật đổ" và "xấu xa". May mắn thay, luật cấm kỳ cục này đã bị bác bỏ và hiện nay Rumani có hẳn một Liên đoàn Scrabble để tổ chức các giải đấu.
     
    4. Đàn ông không được buộc tóc đuôi ngựa ở Iran: Năm 2010, chính phủ Iran đã đưa ra danh sách các kiểu tóc thích hợp cho nam giới, trong đó kiểu tóc đuôi ngựa bị cấm tuyệt đối.
     
    5.Hàn Quốc cấm chơi game sau nửa đêm: Một đạo luật năm 2011, được gọi là "tắt máy" ngăn cấm trẻ em dưới 16 tuổi chơi game trực tuyến từ nửa đêm cho tới 6 giờ sáng hôm sau. Tuy nhiên, gần đây các nhà chức trách đã nới lỏng lệnh cấm, cho phép các game thủ nhí chơi muộn nhưng phải có sự quản lý của cha mẹ.
     
    6.Cấm bán và ăn kẹo cao su ở Singapore: Singapore cấm nhập khẩu, bán kẹo cao su. Nó chỉ được bày bán ở các cửa hiệu thuốc và người mua phải cung cấp đủ họ tên và chứng minh thư. Lệnh cấm được ban hành vào năm 1992 do người dân nhả quá nhiều bã kẹo cao su ra đường phố, các phương tiện giao thông công cộng.
     
    7.Quần jeans màu xanh bị cấm mặc ở Triều Tiên: Ở Triều Tiên, mọi người chỉ được mặc quần jeans màu đen, không được mặc màu xanh. Sở dĩ bởi màu xanh có liên quan tới Mỹ nên Triều Tiên đã ban lệnh cấm kỳ quặc này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #459979   05/07/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    người hồi giáo họ coi trọng tín ngưỡng tôn giáo nhất là kinh koran hơn cả việc phạm các tội khác. Mỗi một tôn giáo tín ngưỡng có những cái hay riêng của nó, nhưng cũng có những tín ngưỡng, tôn giáo có những luật lệ khó có thể chấp nhận được. 

    Mà không chỉ có những nước hồi giáo, còn rất nhiều các quốc gia có những luật lệ lạ mà chung ta cần thảo luận.

     
    Báo quản trị |  
  • #460013   05/07/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Luật hồi giáo được xây dựng dựa trên pháp luật hồi giáo nên mình thấy hình phạt của nó khá dã man khác với pháp luật của chùng ta, tuy nhiên có một số nội dung mình thấy các luật khác cũng áp dụng tinh thần của luật hồi giáo nhưng mức phạt nhẹ hơn

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #460042   06/07/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Luật hồi giáo được xây dựng trên cơ sở cơ bản của Đạo Hồi. Những hình phạt trong Luật hồi giáo có phần hơi man rợ, tàn bạo nhằm răng đe người khác. Hệ thống pháp luật này hiện nay vẫn còn được một số nước sử dụng nhưng mức hình phạt thì nhẹ hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #460351   09/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    eyestorm viết:

    Các học giả Hồi giáo chia ra ba loại tội phạm theo mức độ nặng nhẹ:

    -  Hudud: Tội phạm nguy hiểm cho xã hội nhất, chống lại những “quyền của Allah” (chống lại quyền lợi của tất cả cộng đồng Hồi giáo) với chế tài được quy định chính xác bao gồm ngoại tình, vu cáo, uống rượu, trộm cắp, cướp, phản đạo và vi phạm kinh Koran. Hình phạt đối với tội ngoại tình, vu cáo, uống rượu là bị đánh bằng roi. Hình phạt đối với tội trộm và cướp là bị đóng đinh vào thánh giá hoặc bị chặt tay chặt chân. Hình phạt đối với tội phản đạo và vi phạm kinh Koran là chặt đầu. 

     

    - Quesas: Tội phạm chống lại các cá nhân, đời hỏi sự trả thù của người bị hại hoặc gia đình người bị hại với chế tài cũng được xác định chính xác bao gồm tội giết người (cố ý hoặc vô ý), gây thương tích (cố ý hoặc vô ý), cưỡng dâm.

    - Taazir: Các tội phạm liên quan đến “quyền của Allah” không thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo) và tội phạm liên quan đến cá nhân nhưng không bị trừng phạt nặng như ăn thịt lợn, làm hứng gian, hối lộ, làm gián điệp, nói năng tục tĩu, mặc quần áo lở hang… Hình phạt cho loại tội phạm này tuỳ theo thẩm phán toà án Shariah có thể là phạt tiền, phạt tù nhưng nhẹ hơn hai loại tội phạm kể trên.

      Khác với các hệ thống pháp luật khác thường coi tội làm gián điệp hay giết người là tội phạm nặng nhất, luật Hồi giáo coi các ội phạm chống lại niềm tin vào Allah là nặng nhất. Nếu phạm tội giết người thì tuỳ theo tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà kết án từ hình hoặc cho chuộc bằng tiền và tài sản. Theo luật Hồi giáo, giết một người đàn ông có thể chuộc bằng 50 con lạc đà, giết một người đàn bà có thể chuộc bằng 50 con lạc đà. Ở Ả rập Xê út, cho đến năm 1988 người phạm tội có thể chuộc một số tiền tương đưomg 32.000 USD cho mạng một người đàn ông Hồi giáo, 16.000 USD cho mạng một người đàn bà Hồi giáo hoặc một người đàn ông không theo Hồi giáo, 8.000 USD cho mạng một người đàn bà không theo Hồi giáo.

    Luật Hồi giáo được xây dựng trên tín ngưỡng tôn giáo, tuân theo những quy định của đấng tối cao của tôn giáo đó nên không mang tính chất công bằng chung mà chỉ theo tôn chỉ tâm linh,mà những người theo tôn giáo đó cho là đúng. Đôi khi tìm hiểu thông tin thì cảm thấy những cách cư xử của họ thật dã man, không hợp lẽ thường, nhưng cũng cần nhìn nhận và tôn trọng pháp luật của họ, bởi vì bản thân họ tin tưởng vào tôn giáo của họ và tin cả pháp luật được xây dựng trên nền tảng tôn giáo đó là đúng.

     
    Báo quản trị |  
  • #503709   30/09/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Có lẽ thời điểm hiện tại, hình phạt trong hệ thống pháp luật hồi giáo là dã man và man rợ nhất, từ chặt đầu, ném đá đến chặt tay, chặt chân,...  hình phạt thì răn đe thật nhưng trong xu hướng phát triển xã hội hiện nay thì có vẻ nó không còn phù hợp

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #588184   26/07/2022

    Hình phạt trong luật Hồi giáo

    cảm ơn bài viết của bạn. Mình bổ sung thêm thông tin Luật Hồi Giáo được hình thành từ thế kỷ VII, mặc dù dường như không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Luật Hồi giáo là Luật được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, các trụ cột của đạo Hồi và các phong tục tập quán của người Hồi giáo

     
    Báo quản trị |  
  • #588214   26/07/2022

    Hình phạt trong luật Hồi giáo

    Cảm ơn những thông tin bài viết của bạn. Luật Hồi giáo có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Những quy định đó dựa vào nguốn gốc tuyệt đối của thần thánh. Những người trung thành với đạo Hồi cho rằng luật Đạo Hồi sẽ bất diệt, không bao giờ thay đổi, nghĩa là Pháp luật Hồi giáo sẽ là loại hình pháp luật cuối cùng, hoàn thiện nhất và trong tương lai toàn thể loài người sẽ thừa nhận và tuân thủ. Theo quan điểm này, các đạo luật của các nước không thể làm thay đổi luật Hồi giáo mà chỉ có thể điều chỉnh những chi tiết mà Sharia chưa cụ thể hóa hoặc còn bỏ trống.

     
    Báo quản trị |