Hình phạt độc và lạ đối với tài xế say xỉn trên thế giới

Chủ đề   RSS   
  • #373190 09/03/2015

    trangnguyen0918

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2013
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    Hình phạt độc và lạ đối với tài xế say xỉn trên thế giới

    Trên thế giới, những lái xe uống rượu vượt mức quy định không chỉ phải nộp phạt hành chính hay ngồi tù mà còn lao động khổ sai, bêu tên...

    Belarus

    Trong trường vi phạm lần đầu tiên, những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định 0,04 miligam một lít khí thở sẽ phải nộp phạt 70 - 400 USD và bị tịch thu bằng lái trong vòng 3 năm. Nếu tái phạm, người đó có thể phải ngồi tù. 

    Cộng hòa Czech

    Cộng hòa Czech và một số nước ở Đông Âu như Hungary, Slovakia, Romania đã áp dụng luật “không rượu bia khi lái xe”. Nói cách khác, khi lái xe, người điều khiển phương tiện không được sử dụng bất cứ chất có cồn như bia rượu. Nếu vi phạm, họ sẽ phải nộp phạt 200 - 470 euro. 

    Croatia

    Trước đây, Croatia cũng là một trong những quốc gia thi hành luật “không rượu bia khi lái xe”, song dưới sức ép của ngành du lịch, chính phủ nước này đã thay đổi bộ luật. Croatia đưa ra quy định rằng những người điều khiển phương tiện hợp lệ là khi nồng độ cồn trong máu dưới mức 40 ml. 

    Tuy nhiên, nếu lái xe vi phạm luật giao thông hoặc gây ra tai nạn, anh ta có thể phải đối mặt với hình phạt được áp dụng trong luật nhưng khoản tiền nộp phạt khá nhỏ, chỉ 70 euro. 

    Đức

    Theo quy định của hệ thống luật giao thông châu Âu, nồng độ cồn trong cơ thể người tham gia giao thông chỉ được phép dưới mức 0,5 miligam một lít khí thở. Quy định này được áp dụng với hầu hết nước Tây Âu. Tuy nhiên, với những lái xe chở theo trẻ nhỏ dưới 2 tuổi hoặc dưới 21 tuổi và cả lái xe taxi, luật pháp quy định không được phép uống rượu.  Tại Đức, hình phạt đối với người uống rượu vẫn lái xe sẽ tăng theo số lần vi phạm. Nếu vi phạm lần thứ nhất, tài xế phải nộp phạt 500 euro, lần thứ hai là 1.000 euro và lần thứ 3 là 3.000 euro. 

    Anh

    Tháng 8/1967, lần đầu tiên chính phủ Anh phê chuẩn luật quy định nồng độ cồn trong cơ thể người tham gia giao thông. Sau 10 năm triển khai, giới chuyên gia Anh nhận định quy định này đã giúp 6.000 người tránh khỏi tai nạn giao thông. 

    Quy định nồng độ cồn trong cơ thể người lái xe hiện nay được Anh áp dụng là 0,8 miligam một lít khí thở. Tuy nhiên, Anh đã trở thành quốc gia hà khắc nhất châu Âu khi quy định những người vi phạm luật trên sẽ phải nộp phạt 7.200 euro. 

    Pháp

    Tại Pháp, với những lái xe uống rượu mà nồng độ cồn trong cơ thể đạt 0,8 miligam một lít khí thở, anh ta sẽ phải ra hầu tòa và nộp phạt 135 euro. Nếu vượt mức 0,8 miligam một lít khí thở, tài xế nộp hành chính 4.500 euro và 30.000 euro nếu gây tai nạn giao thông.  Trong trường hợp người lái xe gây tai nạn nghiêm trọng, anh ta sẽ phải nộp 150.000 euro và ngồi tù 10 năm. Ngoài ra, tất cả người điều khiển xe máy đều phải mang theo dụng cụ đo nồng độ cồn trong máu. Đối với những người điều khiển ô tô, khi rời khỏi nhà hàng, họ phải kiểm tra nồng độ cồn trước khi bước lên xe ra về. Nếu bị phát hiện không kiểm tra, người lái xe sẽ bị phạt. 

    Mỹ

    Tại Mỹ, quy định đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có phần chặt chẽ hơn so với nhiều nước. Nếu lái xe điều khiển phương tiện bị phát hiện, anh ta có thể phải đối mặt với bản án 6 tháng hoặc một năm tù hay bị tước bằng lái vĩnh viễn. Đối với người lái xe trên 21 tuổi, nồng độ cồn trong máu quy định là 0,8 miligam một lít khí thở. Những người vi phạm lần đầu sẽ phải nộp phạt 300 USD và cấm lái xe trong vòng 6 tháng.  Nếu cảnh sát phát hiện người lái xe tái vi phạm lần thứ hai trong khoảng 10 năm, anh ta sẽ bị phạt 5.000 USD và lần thứ 3 là 10.000 USD. Còn trong trường hợp lái xe gây tai nạn chết người, anh ta sẽ phải ngồi tù 10 năm. Tuy nhiên, quy định này tại các bang của Mỹ có phần khác nhau. 

    Singapore

    Nồng độ cồn trong máu đối với người điều khiển phương tiện giao thông tại Singapore được quy định là 0,08 miligam một lít khí thở. Nếu say rượu mà vẫn lái xe, người vi phạm sẽ bị phạt 5.000 SGD cộng với 6 tháng tù. Nếu tái phạm, tài xế phải nộp tới một triệu SGD và một năm tù giam, bị cấm lái xe và chịu hình phạt đánh roi. Trong đó, quy định phạt roi chỉ áp dụng đối với người vi phạm là nam giới dưới 50 tuổi.

    Trung Quốc

    Đối với lái xe uống rượu gây tai nạn giao thông chết người, luật pháp Trung Quốc có thể kết án tử hình. Nếu người điều khiển xe máy bị bắt trong tình trạng say rượu, anh ta vẫn bị coi là phạm tội và đối mặt với bản án ngồi tù 1 – 6 tháng, thậm chí bị cấm lái xe trong 3 năm. 

    Thái Lan

    Luật pháp Thái Lan quy định, người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong máu chỉ được phép dưới 0,05 miligam một lít khí thở. Và những người vi phạm gây tai nạn giao thông chết người có thể bị tòa án kết án tử hình. 

    Nhật Bản

    ại đất nước mặt trời mọc, với nồng độ cồn trong máu vượt mức 0,03 miligam một lít khí thở, người điều khiển phương tiện có thể phải nộp một khoản tiền phạt lớn và bị cấm lái xe trong khoảng thời gian dài.  Trong trường hợp người lái xe gây tai nạn cố tình bỏ trốn khỏi hiện trường, anh ta sẽ bị cấm điều khiển phương tiện giao thông trong vòng 10 năm.  Ngay cả người cùng ngồi trên xe với lái xe uống rượu tham gia giao thông cũng phải chịu hình phạt. Ngoài ra, người điều khiển giao thông say rượu sẽ bị tước bằng lái suốt đời nếu gây tai nạn khiến hơn một người đi bộ thiệt mạng.  Ngay cả những người pha chế rượu trong quán bar cũng không được phép bán rượu cho khách nếu biết rằng vị này sẽ lái xe. Nếu vi phạm, quán bar đó sẽ bị tước giấy phép hoạt động. 

    Những hình phạt độc và lạ:

    Malaysia

    Lái xe khi uống rượu, người điều khiển giao thông sẽ bị phạt tù. Nếu anh ta đã kết hôn, người vợ cũng phải ngồi tù chung. 

    Australia

    Tên của người lái xe say rượu sẽ bị đăng trên báo địa phương dưới dòng tiêu đề: “Anh ta say rượu và phải ngồi tù”. 

    Nam Phi

    Người lái xe say xỉn sẽ phải ngồi tù 10 năm và nộp phạt 10.000 USD. 

    Thổ Nhĩ Kỳ

    Cảnh sát sẽ đưa người lái xe say rượu ra khỏi thị trấn khoảng hơn 30 km và buộc anh ta đi bộ trở về vị trí cũ trong khi đoàn xe cảnh sát đi kế bên giám sát. 

    Phần Lan và Thụy Điển

    Theo quy định của hai nước này, những tài xế uống rượu đương nhiên phải chịu hình phạt lao động khổ sai trong một năm. 

    Costa Rica

    Cảnh sát có quyền tịch thu biển số xe đối với những trường hợp lái xe say rượu. 

    Mexico và Canada

    Các nhân viên hải quan của Mexico và Canada có quyền từ chối cho một công dân nhập cảnh nếu người này từng phạm lỗi lái xe say xỉn.

    Minh Thu/Infonet

    Nguồn news.zing.vn

    Cập nhật bởi trangnguyen0918 ngày 09/03/2015 04:11:24 CH
     
    13877 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trangnguyen0918 vì bài viết hữu ích
    Hahien92 (31/07/2017) hongphuong1993 (27/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #375215   20/03/2015

    mintara
    mintara

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thấy thật may mắn khi ở Việt Nam :))))))

     
    Báo quản trị |  
  • #383854   18/05/2015

    dailyongtho
    dailyongtho

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2015
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Ở VN chỉ có chơi chiêu là canh me trước quán nhậu thôi, mà lực lượng mỏng thì sao mà kiếm hết được, vẫn chỉ là đặt chốt, mà đặt được thì có bao nhiêu là cách lách :)

     
    Báo quản trị |  
  • #462632   27/07/2017

    Những quy định hài hước về giao thông

    Khi lái xe ở Derby, Kansas, nếu lốp xe của bạn gây ra tiếng ồn chói tai hay xả khói mù mịt thì bạn có thể sẽ phải ngồi tù 30 ngày cộng với việc thay một bộ lốp mới.

    -  Tại Ả-Rập Xê-Út, phụ nữ không được phép lái xe.

    - Tại Nam Phi, mọi động vật đều có quyền ưu tiên và người tham gia giao thông phải nhường đường cho chúng nếu không muốn bí phạt.

    - Tại Cộng hòa Síp, việc uống bất kỳ thứ gì kể cả nước khi ngồi sau vô-lăng là phạm luật.

    - Tại Nga và Romania, việc lái những xe bẩn hoàn toàn bị cấm.

    - Tại Thái Lan, người tham gia giao thông phải mặc áo sơ-mi khi lái xe.

    - Tại Nhật Bản, việc làm bắn bùn đất vào người khác sẽ khiến bạn mất một khoản tiền phạt.

    - Tại Serbia, khi bạn lái xe bạn phải mang theo dây kéo dài khoảng 3 mét.

    - Tại Vienna, Úc, pháp luật cấm tuyệt đối việc bấm còi khi lái xe.

     - Tại Tây Ban Nha, tài xế phải mang theo kính râm như một phụ tùng trên xe.

    - Tại Đức, việc hết khí gas và phải dừng xe trên xa lộ được xem là hành động trái pháp luật và nếu vi phạm, bạn sẽ phải nhận một mức phạt không hề nhỏ.

    - Tại Luxemburg, việc vừa lái xe vừa bịt mặt sẽ khiến bạn phải chịu một khoản phạt.

    - Tại Thụy Sỹ, việc rửa xe ô tô vào ngày chủ nhật bị cấm.

    - Ở Hà Lan, nếu đi gấp đôi giới hạn tốc độ cho phép, bạn sẽ bị tịch thu xe và không bao giờ có thể lấy lại vì mức phạt có thể sẽ lớn gấp nhiều lần giá trị xe

    Nếu có du lịch ở những đất nước này thì các bạn nhớ lưu ý để tránh bị phạt oan uổng nhé

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huong_gau1 vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (27/07/2017)
  • #462658   27/07/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    So ra các mức phạt của các quốc gia mới thấy mức phạt nước ta về vấn đề này còn khá mềm mỏng nhỉ. Việt Nam đa phần là áp dụng biện pháp chế tài về tài chính để xử lý, còn các quốc gia thì bên cạnh chế tài về tài chính thì còn một số biện pháp chế tài khác nên có lẽ những đối tượng vi phạm sẽ có tâm lý e ngại và hạn chế vi phạm chăng.

     
    Báo quản trị |  
  • #462690   27/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Những quy định trên phần lớn cũng là phạt tiền, tước bằng lái... nên thật ra không độc lạ lắm, chủ yếu là nặng thôi. So sánh với pháp luật các nước mới biết vấn đề này ở Việt Nam chế tài phạt còn khá nhẹ và lỏng lẻo, chưa đủ sức răn đe nên mấy ông bợm nhậu vẫn vô tư phóng vèo vèo ngoài đường, rất nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác, thiết nghĩ rất cần tăng mức hình phạt lên để sức răn đe có trọng lượng hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #462693   27/07/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Đọc xong thấy may mắn khi mình đang sống tại Việt Nam. Qua chia sẻ của chủ tóp thấy những quy địnhc ủa Việt Nam còn quá nhẹ so với thế giới, chúng ta cần có chế tài thật nặng đối với những vi phạm như vậy để trách tình trạng xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Nhất là tránh được tình trạng cảnh sát giao thông nhận tiền của dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #462701   27/07/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    VN thì cứ uống tha hồ xong vẫn chạy xe ầm ầm. Thật sự mức phạt ở VN vẫn còn quá nhẹ nhàng và cũng không ai đi canh mà bắt cho hết, chỉ cần nhìn các quán nhậu mỗi buổi tối là thấy số lượng dân nhậu là bao nhiêu và chắc chắn trong số đó, sẽ có nhiều người lái xe về nhà sau khi nhậu xong. May mắn thì không có chuyện gì xảy ra chứ không thì hại mình còn hại cả người khác

     
    Báo quản trị |  
  • #462727   27/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Mình nghĩ đối với hành vi uống rượu bia rồi lái xe nên phạt thật nặng, theo mình đây là hành vi rất nguy hiểm, gây hệ lụy rất nhiều mà đặc biệt là với những người vô tội, không liên quan trên đường, nhưng mà với tình hình như ở Việt Nam thì mình nghĩ ngoài việc phạt còn nên tậ trung vào biện pháp phòng ngừa, tuyên truyền là chính chứ lực lượng cơ quan chức năng cũng khá mỏng đâu có thể kiểm soát được tình hình nhậu nhẹt triền miên như ở Việt Nam mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #462753   28/07/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Những hình phạt rất hay và có lẽ nước mình cũng nên học hỏi một trong số đó đây. 
    Ví như phạt tù hoặc bắt người đó phải đi bộ 30 km hoặc chí ít cũng là tước bằng lái và không cho lái xe trong vòng nửa năm sau đó...Chứ cư như ở nước mình nặng lắm thì giam xe ít ngày rồi chạy tiền ra, hoặc cho ít trăm rồi cho chạy xe về tiếp thì đúng không biết khi nào mới cải thiện được tình hình lái xe trong tình trạng say xỉn nữa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #462848   28/07/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    Đọc xong mới thấy chế tài xử phạt đối với các hành vi say xỉn mà lái xe ở Việt Nam còn quá nhẹ, mình nghĩ nước chúng ta nên tăng mức hình phạt này lên nhiều bởi vì những hậu quả có thể gây ra của hành vi này rất kinh khủng, hàng năm những vụ tai nạn do điều khiển xe trong tình trạng say xỉn diễn ra rất là nhiều. Chế tài càng nặng thì người dân mới biết sợ và hạn chế các hành vi như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #463190   31/07/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Thế thì chả trách sao tai nạn giao thông ở Việt Nam hàng năm cứ tăng chóng mặt. Chỉ có thể nói là chế tài xử lý hành vi say xỉn khi lái xe là quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Thế nên người ta vẫn bất chấp khi tống đồ uống có cồn vào người mà không nghĩ đến sức khỏe và tính mạng của mình hay của người khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #463262   31/07/2017

    Hẳn là bạn đã rất mất thời gian khi tìm hiểu về vấn đề này nhỉ :))). Đúng là hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi có nông độ cồn trong người rất nguy hiểm, do  vậy cần xử phạt nghiêm khắc để mang tính răn đe, hạn chế bớt tình trạng này. Cơ mà nếu phạt tù 10 năm thì đúng là quá nghiêm khắc luôn. Ở Việt Nam mà vậy chắc mấy quán nhậu ế rồi 

     
    Báo quản trị |  
  • #463271   31/07/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Re

    Pháp luật Việt Nam và người dân mình luôn xét đến cái lý và cái tình. Có lý thì cũng phải hợp tình dân mới chịu. Giả sử Việt Nam áp dụng một trong những quy định đặc trưng như nước ngoài thì chưa chắc dân ta đã đồng tình. Chưa kể luật ta không được áp dụng nghiêm khắc.
     
    Báo quản trị |  
  • #463278   31/07/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình thấy nếu áp dụng các chế tài xử phạt nặng sẽ phần nào đó làm giảm tình trạng tai nạn giao thông như hiện nay. Chứ thực trạng tại nước ta nhất là những ngày lễ tết, khi tham gia giao thông các bạn nam luôn trong tình trạng nồng nặc mùi rượu bia, đó là chưa kể các bài tài lái xe đường dài một sô người còn sử dụng một số chất kích thích khác nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #463281   31/07/2017

    Thấy quy định mức phạt tại Việt Nam vẫn còn "dễ thở" hơn so với các nước khác, cụ thể như mức phạt dưới đây tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

     

    - Đối với xe ô tô:

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

    Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

    Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

     

    - Đối với xe máy:

    Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    Tai nạn giao thông vì nồng độ cồn ở nước mình xảy ra rất nhiều, không biết một phần  nguyên nhân có phải do mức phạt ở nước ta chưa đủ răn đe?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #463306   31/07/2017

    Đúng là nhiều quốc gia đưa tội lái xe khi xay xỉn vào tội nghiêm trọng luôn đó, nhưng mình nghĩ cũng cần thiết vì có nhiều người oan mạng vì mấy ma men kiểu này rồi, nhưng mình thắc mắc không viết cảnh sát giao thông ở nước khác có phạt trưc tiếp như Việt Nam không nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #464010   08/08/2017

    Mình thấy cách sử lý của một số nước rất hay, nếu Việt Nam tăng cường sử lý tăng hình phạt đối với việc sử dụng rượu bia khi tham gia thao thông thì tình trạng tai nạn giao thông chắc sẽ giảm, bởi vì trong các nguyên nhân gây tai nạn giao thông ở Việt Nam thì sữ dụng rượu bia vẫn là nguyên nhân hàng đầu. Tuy vậy nếu có quy định chặt chẽ về vẫn chưa chắc người dân đã tuân theo, bởi vì rượu bia đã đi đời sống như sinh hoạt bình thường của cuộc sống tại nươc ta.

     
    Báo quản trị |  
  • #464015   09/08/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Đúng là mỗi nước có cách trị riêng. Các hình phạt ở mỗi nước đều rất độc đáo. Không biết ở Việt Nam mình thì sao nữa. Nói chung cũng tùy ý thức của mỗi người thôi. Mình thấy nhiều người uống rượu bia nhưng vẫn chạy xe mà cũng không bị phạt. Ví dụ như 10 vụ thì chỉ có 2 vụ là bị xử phạt hành chính thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #465624   25/08/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    theo mình thấy hầy hết các quy định trên là phạt tiền, tước bằng lái...  nên cũng khá "nhẹ". Vì mình thấy, tội này cần phải xử phạt nặng hơn nữa; vì rõ ràng người đó nhân thức được rằng việc say sỉn lái xe sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng không chỉ cho riêng họ mà còn đối với cả hành khách và người tham gia giao thông khác. Do đó, xét về mức độ nguy hiểm có thể xảy ra thì rõ ràng việc này có thể dẫn đến nguy cơ gây ra nguy hại rất lớn cho xã hội và phía doanh nghiêp quản lý tài xế

     
    Báo quản trị |  
  • #465630   26/08/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Hiện tại trên thế giới đang tồn tại song song 2 chỉ số đo nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện. Việc sử dụng chỉ số nào hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia, Ngoài ra cũng có quốc gia sử dụng song song cả 2 chỉ số.

    Chỉ số BAC (Blood alcohol concentration) hay còn gọi là chỉ số Nồng độ cồn trong máu, thường hay được sử dụng trong việc đo đạc y tế. BAC dựa trên tỷ lệ phần trăm lượng cồn trong máu ( ví dụ 0.1% tương đương với 0.1 gram cồn trong 0.1 l máu). Do tính phức tạp trong đo lường, việc thực hiện đo BAC thường diễn ra tại bệnh viện hoặc trạm cảnh sát có thiết bị thích hợp.

    Chỉ số BrAC (Breath alcohol content) hay còn gọi là chỉ số Nồng độ cồn trong hơi thở. Đối với chỉ số này, mức đo chính xác nhất có thể thu được vào thời điểm 10 phút sau khi sử đụng đồ uống có cồn hoạc cao hơn, thấp hơn 10 phút sẽ khiến cho kết quả quá cao và trở nên không chính xác. Ưu điểm của chỉ số này nằm ở khả năng dễ dàng đo được trên đường với thiết bị cầm tay gọn nhẹ.

    Tại Trung Quốc: Chỉ số BAC đo được ở mức trên 0.02% và dưới 0.08%, người lái xe sẽ bị phạt 1000 – 200o Nhân dân tệ cùng với 6 tháng treo bằng lái. Trên 0.08%, người lái sẽ bị phạt tới 3 năm tù giam cộng với việc treo bằng vĩnh viễn.

    Tại Hồng Kông: Với chỉ số BAC ở mức cao hơn 0.02% hoặc BrAC 0.22mg/L, lái xe sẽ bị phạt một khoản phí cùng với mức giam giữ lên tới 3 năm.

    Đài Loan: trên 0.05 BAC hoặc 0.15 mg/L BrAC và dưới BAC 0.11% sẽ khiến người lái bị phạt từ 15,000 tới 90,000 TWD, treo bằng lái trong 1 năm. Ở mức cao hơn 0.11%, phạt treo bằng lái tới 1 năm cộng với án tù 2 năm cho tội danh “gây nguy hiểm cho cộng đồng”. Trong trường hợp lái xe gây tai nạn dưới ảnh hưởng của cồn, mức phạt cao nhất là tử hình.

    Ấn Độ: Mức tối đa cho phép nẳm dưới 0.03%, cao hơn 0.03 % sẽ khiến người lái bị phạt tới 6 tháng tù giam cộng với khoản phí phạt 2000 Rupees. Trong vòng 3 năm, nếu người lái tiếp tục vi phạm, sẽ bị phạt tới 2 năm cộng khoản tiền 3000 Rupees.

    Canada: với mức đo cao hơn 80 mg/100ml máu cộng với việc chống đối lệnh thi hành công vụ sẽ khiến người lái bị khép vào tội hình sự với mức án xét xử tùy trường hợp, cộng với một khoản phạt tối thiểu là 50 USD.

    Hoa Kỳ: Theo quy đinh chung của toàn Liên Bang, mức độ cồn cho phép khi tham gia giao thông nằm ở mức dưới  0.08%. Mức độ xử phạt sẽ tùy thuộc vào luật pháp các bang quy định.

     

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |