|
Hình phạt cho tội tham nhũng trong luật Hồng Đức
|
Quốc triều Hình luật (Luật Hồng Đức) quy định rõ các hành vi quan lại lợi dụng chức quyền để vụ lợi, tham nhũng như: nhận hối lộ, đòi hối lộ, sách nhiễu dân, gây khó dễ cho việc thu chi, giấu đất công, giấu đồ vật của công, chiếm ruộng đất công, sử dụng đất công quá hạn định, chiếm đoạt đất đai của lương dân, tự tiện đặt thêm quan chức, tự tiện thuyên chuyển quandưới quyền, tự tiện sai khiến dân đinh, bắt dân phu làm việc riêng, lấy của dân vào việc riêng, dùng quân nhu vào việc riêng, tùy tiện thu thuế của dân, tự ý thu đồ vật của con nợ, đi công cán về tâu trình không đúng thực, chậm trễ, sao nhãng việc công, thi hành sắc lệnh không nghiêm… Ứng với mỗi hành vi đều có những hình thức xử lý nghiêm khắc, tùy thuộc vào tính chất, mức độ và nhân thân, sự cống hiến của quan chức.
Sau đây là các quy định liên quan đến phòng chống tham nhũng trong Luật Hồng Đức:
TỘI DANH |
QUY ĐỊNH |
Nhận hối lộ
|
Điều 138 : “Quan ty làm ăn trái luật mà ăn hối lộ từ một quan đến 9 quan thì xử tội biếm hay bãi chức; từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội chém. Những bậc công thần quý thần cùng những người có tài đượcdự vào hạng bát nghị mà ăn hối lộ từ một quan đến 9 quan thì xử phạt tiền 50 quan; từ 10 quan đến 19 quan thì phạt tiền từ 60 quan đến 100 quan; từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp vào kho”.
|
Biết tội phạm mà không báo cáo lại còn ăn hối lộ để bao che
|
Điều 192: “Những người coi chợ và người lính thợ thấy trong chợ có người làm đồ vật giả dối hay phá hủy tiềnđồng mà tha thứ không bắt trình quan, thì bị tội biếm hoặc phạt. Người ăn hối lộ dung túng việc đó thì tội cũng giống như chính phạm”.
Điều 120: “Viên quan được sai đi công tác, xem xét việc gì về tâu trình không đúng sự thực thì phải tội biếm hay đồ,…nếu ăn tiền hối lộ thì xử tội thêm 2 bậc”.
|
Hành vi đòi hối lộ
|
Điều 626 : “Các quan đại thần, quan hành khiển cùng các quan coi ngục tụng, nếu kẻ tội nhân xét tình đángthương, nên được vua ân tha cho mà lại tự nhận là ơn của mình, để đòi hối lộ, thì xử tội đồ, tội lưu hay tội chết”.
|
Đối với các trường hợp giấu đất đai, tài sản của công để chiếm đoạt hoặc có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi
|
Điều 594: “Giấu những đồ vật của công từ 1 quan trở lên thì xử tội biếm; từ 10 quan trở lên thì xử tội đồ; 20 quan trở lên thì xử tội lưu; 50 quan trở lên thì phải xử tử. Nếu giấu mà chưa chiếm hẳn làm của mình, thì được giảm tội haibậc”.
Điều 184: “Những người coi việc đào sông, làm cảng và quan đắp ải mà giấubớt dân phu, sách nhiễu tiền của thì bị tội biếm hoặc đồ, phải bồi thường gấp hai, trả lại cho dân”.
Điều 185: “Những người công sai đến các lộ, các huyện mà bắt ép phu khuân vác đưa đón và lấy lương thực, vật liệu quá nhiều thì bị tội xuy, đánh 50 roi, biếm một tư, phải bồi thường gấp đôi tang vật trả cho dân”.
Điều 186: “Những người coi chợ trong kinh thành sách nhiễu tiền lều chợ thì xử tội xuy đánh 50 roi, biếm một tư, lấy thuế chợ quá nặng biếm hai tư, mất chức coi chợ, bồi thường tiền gấp đôi trả cho dân”.
Điều 241:“Những quan tướng hiệu cai quản (...) ăn bớt của công (…) xét tội nhẹ thì bị biếm hay cách chức, tội nặng thì bị đồ hay lưu. Nếu khi chống giặc mà phạm thì không kể nặng nhẹ đều phải chém”.
Điều 280: “Những đồ quân nhu mà tướng lĩnh lấy dùng vào việc riêng thì xử tội biếm hay bãi chức; và bồi thường gấp đôi nộp vào quân”.
Điều 639: “Các quan ty tự tiện lấy của cải đồ vật của quân dân, dùng vào việc riêng tư, thì xử như tội ăn hối lộ, và phải bồi thường gấp đôi trả cho quân dân”.
Điều 372: “Quan dân không theo chế độ ruộng đất mà lạm chiếm phần mình thì xử tội biếm hay đồ”.
Điều 370: “Các nhà quyền quý chiếm đoạt nhà cửa ruộng đất ao đầm của lương dân, từ một mẫu trở lên, thì xử tội phạt; từ 5 mẫu trở lên, thì xử tội biếm. Quan tam phẩm trở xuống thì xử tội tăng thêm hai bậc và phải bồi thường như luật định”.
Điều 571: “Những người phu dân thợ thuyền đang làm việc mà quan chủ ty giám đương lại sai làm việc riêng, thì xử tội biếm hay bãi chức, và phải trả tiền công thuê nộp vào kho”.
Điều 632: “Các quan cai quản quan dân các hạt, vô cớ mà đi đến những làng xã trong hạt, hay là cho vợ cả, vợ lẽ, người nhà đi lại, mượn việc mua bán làm cớ, để quấy nhiễu quân dân, lấy của biếu xén, thì xử tội biếm hay bãi chức”.
|
Trường hợp đòi tiền lương, tiền công quá mức
|
Điều 193: “Những người đòi tiền lương quá phận của mình, nếu là quan chức thì bị tội xuy đánh 50 roi, biếm một tư, và bãi chức, viên thuộc lại bị tội đồ làm tù quét dọn nơi đang làm việc, người tư giám bị tội đồ làm tù quét dọn trong trại lính, phải bồi thường tiền gấp đôi trả theo luật. Người không đáng được ăn lương mà lại đòi tiền thì bị xử tội thêm một bậc”.
|
Trường hợp bổ nhiệm, tuyển dụng, thuyên chuyển quan chức và người làm việc trong các cơ quan nhà nước không đúng quy định
|
Điều 97 : “Quan lại đặt ra có số nhất định,nếu bổ dụng hay đặt ra quá hạn định, hay không nên đặt ra mà đặt ra (nghĩa là không tâu xin) thì thừa một viên phải phạt 60 trượng, biếm hai tư và bãi chức; thừa 2 viên trở lên thì thì xử tội đồ, người sau biết mà để yên thì xử tội nhẹ hơn người trước một bậc”.
|
Quan lại được bổ nhiệm nằm ngoài quy định
|
Điều 139: Người xin vào chức đặt thừa ấy phải phạt 50 roi, biếm một tư…Những người ỷ thế nhà quyền quý để cầu cạnh xin quan tước thì xử tội biếm hay đồ; kẻ dưới quyền quan ty cũng bắt tội như thế
|
Đối với người quyết định bổ nhiệm, luân chuyển một cách tùy tiện, không theo thứ
|
Điều 152:Các quan sảnh, quan viện, phê vào sổ thăng trật, thuyên chuyển các quan văn võ bậc dưới và các quan coi tăng tạo mà chẳng theo thứ bậc, tự tiện thay đổi thì bị tội đồ và bắt cải chính; nếu phạm nặng thì xử thêm tội
|
Trường hợp quan lại được giao nhiệm vụ mà làm chậm trễ hoặc dùng vào việc riêng
|
Điều 150: “Những quan sảnh, quan viện duyệt sổ dân đinh, chức sắc, hay hạng sai dịch, mà tự tiện chậm trễ hay sai khiến vào những việc riêng, thì xử tội biếm hoặc đồ; việc nặng thì tội thêm một bậc. Những người thuộc lại kiểmđiểm sổ ấy không công bằng, lại làm chậm để lấy tiền, thì phải khép vào tội biếm đồ hay lưu. Người cai quản tự tiện lấy dân đinh làm việc riêng trong nhà, thì xử tội biếm hay tội đồ”.
|
Với những quy định nêu trên cho thấy triều đại Nhà Lê đã quan tâm đến việc phòng ngừa và phát hiện, xử lý các hành vi lợi dụng chức quyền của các quan lại cũng như những người có liên quan để vụ lợi cá nhân. Trong đó, đã chú trọng việc xử lý đối với quan lại nhận của hối lộ, lợi dụng quyền quản lý tài sản, đất đai để chiếm dụng, chiếm đoạt ngân khố, tài sản công, đất đai, ruộng vườn. Đặc biệt, Quốc triều Hình luật đã có những quy định để xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp quan chức được giao thực hiện quyền quản lý, bổ nhiệm, tuyển dụng, sử dụng quan viên hay điều tra, xét xử các vụ án làm trái hay lợi dụng quyền lực được giao để vụ lợi cá nhân. Nếu so sánh với pháp luật hiện đại, thì bộ luật này cũng thể hiện nhiều điểm cực kỳ ưu việt. Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !
|
Bài viết liên quan:
|
|