Hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức? Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức

Chủ đề   RSS   
  • #605623 23/09/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1703 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức? Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức

    Công chức, viên chức là cụm từ khá quen thuộc, vậy công chức và viên chức khác nhau như thế nào? Hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này và phân biệt công chức, viên chức.

    Hiệu trưởng trường công lập là công chức hay viên chức?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 

    Song, Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

    Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 một số cụm từ bị bãi bỏ bởi Điểm a khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì quy định về viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

    Như vậy, hiệu trưởng trường công lập là viên chức quản lý, không phải công chức theo phân tích trên.

    Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức qua các tiêu chí dưới đây:

    Tiêu chí

    Cán bộ

    Công chức

    Viên chức

    Căn cứ

    Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019

    Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019

    Nghị định 138/2020/NĐ-CP

    Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi năm 2019

    Nghị định 115/2020/NĐ-CP

    Định nghĩa

    - Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

    (căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

    - Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức, chính trị xã hội (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008).

    - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong:

    + Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

    + Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

    + Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

    (căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019).

    - Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thuộc biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ,công chức năm 2008).

    Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

    (căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010)

    Nơi công tác

    Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

    - Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

    - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);

    - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).

    Trong các đơn vị sự nghiệp công lập

    Nguồn gốc

    Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế.

    Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế.

    Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng.

    Biên chế

    Trong biên chế

    Trong biên chế

    Không còn biên chế suốt đời nếu được tuyển dụng sau ngày 01/7/2020 trừ:

    - Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 đáp ứng điều kiện;

    - Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;

    - Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

    Tập sự

    Không phải tập sự

    - 12 tháng với công chức loại C.

    - 06 tháng với công chức loại D.

    - 12 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng bác sĩ là 09 tháng;

    - 09 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;

    - 06 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.

    Hợp đồng làm việc

    Không làm việc theo chế độ hợp đồng

    Không làm việc theo chế độ hợp đồng

    Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc

    Tiền lương

    Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

    Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

    Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

    Bảo hiểm thất nghiệp

    Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

    Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

    Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

    Hình thức kỷ luật

    - Khiển trách

    - Cảnh cáo

    - Cách chức

    - Bãi nhiệm

    - Khiển trách

    - Cảnh cáo

    - Hạ bậc lương

    - Giáng chức

    - Cách chức

    - Buộc thôi việc

    - Khiển trách

    - Cảnh cáo

    - Cách chức

    - Buộc thôi việc

     

     
    4761 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (19/10/2023) phapchenganson (02/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận