Hiểu thế nào là Doanh nghiệp khoa học và công nghệ?

Chủ đề   RSS   
  • #535069 15/12/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Hiểu thế nào là Doanh nghiệp khoa học và công nghệ?

    >>>Toàn bộ văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 mới nhất

    Trong cuộc sống công nghệ số ngày nay, khoa học và công nghệ được coi là một trong những lĩnh vực được chú trọng phát triển hàng đầu. Theo đó, doanh nghiệp cần nắm bắt và theo kịp xu thế này trong việc sản xuất, kinh doanh của mình.

    Vậy, đã bao giờ bạn nghe đến khái niệm “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ” (DN KH&CN) chưa? Trên thế giới, Chính phủ nhiều quốc gia đã có những chính sách khuyến khích phát triển DNKH&CN từ khoảng giữa thế kỷ XX. Còn tại Việt Nam, thuật ngữ DN KH&CN được đề cập lần đầu tiên vào năm 1980, trong kết luận của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX:

    Từng bước chuyển các tổ chức KH&CN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp”.

    Hiện nay, thuật ngữ DN KH&CN được cụ thể hóa trong Luật Khoa học và công nghệ 2013Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp Khoa học và công nghệ.

    Cụ thể, theo quy định tại Điều 58 Luật Khoa học và công nghệ 2013: 

    DN KH&CN là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

    Kết quả khoa học công nghệ được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 13/2019/NĐ-CP, bao gồm:

    - Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; chương trình máy tính đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;

    - Giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;

    - Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;

    - Các kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, công nhận theo quy định của pháp luật;

    - Công nghệ nhận chuyển giao được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật.

     

    Để được coi là DN KH&CN thì doanh nghiệp đó phải được cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Mà điều kiện để một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp phải đáp ứng:

    - Thứ nhất, doanh nghiệp phải được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

    - Thứ hai, có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định 13/2019/NĐ-CP;

    - Thứ ba, có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.

    Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm chỉ cần đáp ứng 2 điều kiện đầu tiên đã có thể được Giấy chứng nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ.

    Như vậy, sau khi các doanh nghiệp thông thường được hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và có các sản phẩm về khoa học công nghệp muốn trở thành DN KH&CN thì doanh nghiệp làm thủ tục xin chứng nhận DN KH&CN. Tùy từng trường hợp cụ thể, Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ được cấp bởi Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (các bạn có thể theo dõi cụ thể thẩm quyền này tại Điều 5 Nghị định 13/2019/NĐ-CP).

     

    Chính phủ Việt Nam có những chính sách ưu đãi đặc biệt giành riêng cho các DN KH&CN nhằm khuyến khích phát triển về khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Các ưu đãi này ghi nhận tại Điều 57 Luật Khoa học và công nghệ 2013 và quy định cụ thể tại Chương III Nghị định 13/2019/NĐ-CP:

    - Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

    + Thu nhập của doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cụ thể: được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.

    + Doanh nghiệp khoa học và công nghệ không được ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với năm tài chính không đáp ứng được điều kiện về doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.

    - Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước.

    Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.

    - Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh.

    - Giao tài sản kết quả khoa học và công nghệ hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.

    - Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ.

    + Được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.

    + Hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

    + Được ưu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trong trường hợp phát sinh chi phí mua nguyên vật liệu để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh cho các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước.

    + Sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác để thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ.

    ….

    - Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 16/12/2019 02:02:15 SA
     
    1996 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận