Vừa qua, một công ty thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất cụ thể là tổng thầu xây dựng và tư vấn xây dựng (trừ giám sát thi công, khảo sát xây dựng). Thì hiện nay, công ty này muốn đầu tư xây dựng, kinh doanh và cho thuê kho bãi, nhà xưởng, nhà ở, văn phòng, công trình thương mại thì buộc phải đăng ký lại ngành nghề kinh doanh chính.
Đăng ký lại ngành nghề kinh doanh chính là một trường hợp không hiếm gặp hiện nay ở các công ty thực hiện đa lĩnh vực. Đa lĩnh vực ở đây đó chính là những dịch vụ và công việc kèm theo ngành nghề chính mà doanh nghiệp này hướng đến nhằm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ. Vậy, hiểu thế nào là đăng ký lại ngành nghề kinh doanh chính?
Khi nào phải đăng lại ngành nghề kinh doanh chính?
Trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi ngành, nghề kinh doanh chính từ ngành này sang ngành khác thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Theo đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:
(1) Làm thay đổi Giấy đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Gửi thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
(2) Không làm thay đổi Giấy đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Gửi thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Như vậy, doanh nghiệp thực hiện đăng ký lại ngành nghề kinh doanh chính như trường hợp trên mà không làm thay đổi nội dung của Giấy đăng ký doanh nghiệp tại Mục (2) thì làm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
Nghĩa vụ đăng ký lại ngành nghề kinh doanh chính
Việc doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký lại ngành nghề kinh doanh chính nhằm tránh việc các doanh nghiệp thực hiện mô hình kinh doanh đa cấp hoặc kinh doanh trá hình.
Theo đó, doanh bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký lại là trách nhiệm của doanh nghiệp căn cứ Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác.
Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
Ngoài ra, việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, doanh nghiệp muốn thực hiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác trong Giấy đăng ký doanh nghiệp thì phải thực đăng ký lại ngành nghề kinh doanh chính. Qua đó, để đính chính lại ngành nghề mà mình thực hiện tránh bị nhầm lẫn giữa các hàng hóa, dịch vụ bổ sung thêm.