Cuộc sống của người lao động luôn được nhà nước quan tâm và bảo trợ. Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống ổn định khi người lao động không còn đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc. Nhà nước đã ban hành các chế định BHXH bắt buộc và chế định BHXH tự nguyện, gọi chung là BHXH. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 thì “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 thì “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia” bao gồm các chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 thì “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”. Bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ áp dụng cho chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Qua đó, người lao động không thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc thì có thể tham gia BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH để làm cơ sở nhận các chế độ hưu trí và chế độ tử tuất khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Chế độ hưu trí vừa là chế độ bắt buộc khi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, vừa là chế độ tự nguyện khi người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động, là cơ sở hưởng lương hưu hàng tháng cho người lao động khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Là chế độ nhằm đảm bảo cuộc sống cho người hết tuổi lao động hoặc không còn đủ điều kiện sức khỏe để tiếp tục tham gia các quan hệ lao động