Hiểu như thế nào về việc Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành?

Chủ đề   RSS   
  • #559218 29/09/2020

    tuanhh18
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2020
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Hiểu như thế nào về việc Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành?

    Vấn đề công nhận kết quả hòa giải thành trong tố tụng dân sự được quy định tại Khoản 6 Điều 419 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

    “Điều 419. Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án

    […]

    6. Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án đối với trường hợp không có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 của Bộ luật này.

    Việc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ngoài Tòa án.

    […]”

    Trong tố tụng dân sự, hòa giải là một chế định rất quan trọng đóng vai trò đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp. Hòa giải mang tính chất tự nguyện, đề cao sự tự do thỏa thuận mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn ngoài Tòa án; một phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do các bên tranh chấp cùng chấp nhận hay chỉ định làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết tranh chấp. Hòa giải góp phần giải quyết những mâu thuẫn phát sinh mà không phải qua con đường tố tụng tại Tòa án nhân dân.

    Theo đó, đối với kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, khi một trong hai bên có nguyện vọng yêu cầu Tòa án công nhận thì Tòa án dựa trên điều kiện tại Điều 417 để ra quyết định công nhận hay công nhận. Một kết quả hòa giải thành được Tòa án công nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

    Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.

    + Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.

     Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

    Trong hòa giải, các bên tham gia vào quá trình ra quyết định, việc chấp nhận và tiến hành hòa giải phụ thuộc vào chất lượng của người cung cấp dịch vụ và đạo đức của hòa giải viên cũng như sự ủng hộ của Tòa án đối với việc công nhận và thi hành kết quả hòa giải thành. Ngay cả khi Tòa án không công nhận kết quả hòa giải thành thì các bên vẫn có thể lựa chọn sử dụng hòa giải nếu họ tin rằng đó là cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp, có chất lượng và mang lại kết quả khả thi có thể thi hành được. Theo đó, việc công nhận kết quả hòa giải ngoài của Tòa án chỉ mang tính ủng hộ, không phải là căn cứ để quyết định giá trị pháp lý và nội dung của kết quả hòa giải của hai bên. Tuy nhiên, đối với trường hợp nội dung hòa giải có ghi nhận những nội dung trái đạo đức xã hội, trái với các quy định pháp luật chuyên ngành mà các bên vẫn lựa chọn sử dụng thì vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm của mình.

     
    734 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuanhh18 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận