Hiểu như thế nào về đạo tác phẩm theo Luật sở hữu trí tuệ?

Chủ đề   RSS   
  • #480140 28/12/2017

    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Hiểu như thế nào về đạo tác phẩm theo Luật sở hữu trí tuệ?

    Gần đây, những lùm xùm kiện tụng của Nhà sản xuất bộ phim Cô ba Sài Gòn đối với hành vi quay lén bộ phim này trong rạp của người đi xem chưa kịp lắng xuống thì sự việc MV ca khúc mới mang tên Sống xa anh chẳng dễ dàng của ca sĩ Bảo Anh lại suýt chút nữa bị Youtube tháo gỡ vì vi phạm bản quyền lại rấy lên. Ngay sau đó, nữ ca sĩ đã phải mua bản quyền 2 đoạn ngắn nhạc của của tác giả Ivan Torent với giá 100 triều đồng để không bị Youtube gỡ bỏ với lời giải thích “vì chưa hiểu rõ luật của Youtube” cũng như “sơ suất” trong quá trình sản xuất. Những hành vi này ảnh hưởng rất nhiều đến tác giả, được coi là “cha đẻ” của “những đứa con tinh thần”. Thậm chí có nhiều trường hợp gây hậu quả rất lớn có thể khởi tố hình sự. Nhưng đa phần, người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính, đồng thời lên báo chỉ xin lỗi vì “sơ suất” là xong. Chính vì thế, các vụ việc vi phạm vẫn xảy ra thường xuyên như ăn cơm bữa.

    Theo bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Phòng Thương mại Hoa Kỳ 2017, Việt Nam chỉ được xếp hạng 37/45 nền kinh tế, thấp hơn Trung Quốc – được mệnh danh là “thế giới hàng giả” tới những 10 bậc, kém hơn cả Philipines, Malaysia. Tệ hơn nữa là, riêng trong lĩnh vực bảo vệ quyền tác giả, Việt Nam lại đứng chót bảng, xếp thứ 45/45. Đây chẳng phải là những đánh giá, xếp hạng đáng suy ngẫm và báo động rất lớn đến lòng tự trọng của thế hệ trẻ chúng ta hay sao?

    Đồng ý rằng, quyền sở hữu của tác giả đối với tác phẩm vốn còn khá mới mẻ với người Việt, do khái niệm này hoàn toàn không tồn tại trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Và nếu như phương Tây, quyền tác giả đã ra đời và tồn tại hơn 300 năm nay. Ví dụ, ở Anh với luật thông qua vào năm 1710 và ở Pháp với luật thông qua năm 1971-1973. Thì ở Việt Nam luật đầu tiên về bảo vệ quyền tác giả mới chỉ ra đời cách đây hơn 10 năm với việc thông qua Luật sở hữu trí tuệ 2005. Vì thế, không mấy khó hiểu khi số đông người Việt chưa thực sự nắm rõ được luật, cũng như chưa thể có được ý thức tốt đối với việc tôn trọng quyền tác giả.

    Tuy nhiên, cần phải nhận thức rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang tiến tới xây dựng một nền kinh tế số dựa trên sức mạnh sáng tạo tri thức, việc nâng cao ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ là đặc biệt cần thiết.

    Muốn thế, trước tiên, cần hoàn tiện hệ thống pháp luật còn nhiều thiếu sót của pháp luật sở hữu trí tuệ non trẻ của Việt Nam.

    Có ý kiến cho rằng, do những người làm luật ở Việt Nam hiểu không đúng về quyền tác giả. Chẳng hạn ý tưởng thì không được bảo hộ theo quyền tác giả, cho nên những trường hợp cáo buộc đạo ý tưởng ở Việt Nam là không đúng và không cần phải xem xét làm gì. Ý tưởng chỉ được bảo hộ bằng quyền sở hữu công nghiệp và bí mật kinh doanh thôi.

    Thêm vào đó, định nghĩa về "tác phẩm" của Việt Nam được quy định cụ thể tại Khoản 7, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009):

    7. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.”

    Thiết nghĩ, định ngiã này còn sai so với định nghĩa của Công ước Berne. Công ước Berne định nghĩa tác phẩm là sản phẩm sáng tạo tinh thần mang dấu ấn cá nhân, trong khi đó Việt Nam định nghĩa tác phẩm chỉ là "sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào".Việt Nam không có cơ sở phân biệt tác phẩm nguồn và tác phẩm phát sinh là bởi không quy định về "dấu ấn cá nhân" này.Tác phẩm phát sinh là tác phẩm phải mang cả hai dấu ấn cá nhân, của tác giả tác phẩm nguồn và của tác giả làm tác phẩm phát sinh. Đây là điều cơ bản nhất. Điều này mới mẻ, nhưng cơ bản và rất quan trọng trong quá trình hội nhập với các chuẩn mực quốc tế chung tối thiểu.Trái với Công ước Berne, luật của Việt Nam cũng không quy định tác giả có "quyền được công nhận là tác giả"; vì vậy, nếu hiểu theo chuẩn mực quốc tế "đạo là cướp đoạt quyền được công nhận là tác giả" thì tác giả Việt Nam không có quyền được công nhận là tác giả. Vì vậy không thể có hành vi "đạo tác phẩm" tại Việt Nam.

     
    2856 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận