Hiểu như thế nào là "chiếm hữu ngay tình"?

Chủ đề   RSS   
  • #494836 22/06/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    Hiểu như thế nào là "chiếm hữu ngay tình"?

    Chiếm hữu ngay tình đã được quy định trong Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 tại Điều 189 theo đó “người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật”. Hiện nay, Điều 180 BLDS 2015 lại thay đổi theo hướng “ chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.

    So với Điều 189 BLDS 2005, Điều 180 BLDS 2015 đã có sự thay đổi hẳn. Cụ thể, thay vì người chiếm hữu phải chứng minh mình “không biết và không thể biết” việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật mới là chiếm hữu ngay tình. Điều 180 BLDS 2015 thì chỉ yêu cầu người chiếm hữu chứng minh mình “có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”. Thực ra, việc đánh giá tác động của sự thay đổi này là rất khó.

    Ví dụ, A mua của B một chiếc xe máy mà B trộm được bao gồm cả giấy tờ xe. Trong trường hợp này, A được xác định là không ngay tình theo BLDS 2005 vì có thể biết về hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật của mình. Cũng tình huống trên, nếu A chứng minh được bất kỳ ai khi rơi vào tình huống thực tế cụ thể của A cũng đều cho rằng việc mua bán của mình là hợp pháp thì việc chiếm hữu của A có được coi là ngay tình và A sẽ được hưởng những quyền lợi từ việc chiếm hữu ngay tình không trên cơ sở Điều 180 BLDS 2015? Việc thay đổi có những dấu hiệu tiến bộ để bảo vệ người đang chiếm hữu tài sản, nhưng các tiêu chí đánh giá còn khá trừu tượng.

    Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 184 BLDS 2015 theo hướng “người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh”. Ở đây, điều luật chỉ có suy đoán một người chiếm hữu là chiếm hữu ngay tình. Quy định vừa nêu cho thấy người đang nắm giữ, chi phối tài sản chưa đủ để suy đoán là ngay tình, vì để hưởng sự suy đoán này, người đang nắm giữ, chi phối phải còn chứng minh thêm rằng họ nắm giữ, chi phối tài sản “như chủ thể có quyền đối với tài sản” thì mới được coi là “người chiếm hữu” (hiểu đơn giản là: phải chứng minh rằng họ là “người chiếm hữu” để được hưởng suy đoán là “ngay tình”, chừng nào chưa là người chiếm hữu thì chưa được hưởng suy đoán là người ngay tình).

    Chú ý kỹ hơn, chúng ta thấy điều mà pháp luật suy đoán không phải là cứ cầm giữ, chi phối tài sản thì được suy đoán là người chiếm hữu; luật chỉ đưa ra suy đoán về sự ngay tình sau khi người liên quan hội đủ điều kiện là “người chiếm hữu”. Nói cách khác, người đang nắm giữ, chi phối tài sản có nghĩa vụ chứng minh mình có đủ tư cách của “người chiếm hữu” (tức đáp ứng hai điều kiện ở trên) còn người có tranh chấp với họ có nghĩa vụ chứng minh sự không ngay tình.

     
    36343 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    MayDuong (14/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #502211   14/09/2018

    Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được gọi là người thứ ba ngay tình thông thường trong trường hợp mối quan hệ mang tính chất bắc cầu. Theo điều 180 Bộ luật Dân sự 2015 thì "Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu."

    Còn về nghĩa vụ chứng minh ngay tình hay không ngay tình là do người có tranh chấp với người đang chiếm hữu ngay tình đó. Người đang chiếm hữu không có nghĩa vụ phải tự chứng minh họ ngay tình. Vì điều 184 quy định:

    "Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.

    Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền."

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MayDuong vì bài viết hữu ích
    tctkhivn (14/04/2021)