Hiểu như nào về thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật viên chức?

Chủ đề   RSS   
  • #340912 25/08/2014

    dovanthang_phapluat

    Male
    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2014
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 755
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 22 lần


    Hiểu như nào về thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật viên chức?

    Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ coq quy định: "Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật". Và "Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật".

    Mình không hiểu về 2 thuật ngữ này lắm (thời hiệu và thời hạn). Sau khi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật, thì sau đó mới có thể ra quyết định xử lý kỷ luật. Nhưng thời hiệu ra thông báo là 24 tháng, mà thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng. Giả sử một viên chức có hành vi vi phạm pháp luạt từ ngày 01/8/2014, nhưng một năm sau (tức ngày 01/8/2015) người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập mới ra thông báo xem xét kỷ luật thì vẫn được vì chưa vượt quá thời hạn 24 tháng. Tại thời điểm ngày 01/8/2015 viên chức này vẫn chưa bị xử lý kỷ luật (vì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp mới chỉ ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét kỷ luật) thì có vi phạm không vì đã quá 02 tháng?

    Rất mong được mọi người tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn!

     
    35448 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #341064   26/08/2014

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bên này có chủ đề mà bạn đang quan tâm, y chang luôn

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/ve-thoi-han-thoi-hieu-trong-xu-li-ki-luat-112607.aspx

     
    Báo quản trị |  
  • #341107   26/08/2014

    dovanthang_phapluat
    dovanthang_phapluat

    Male
    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2014
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 755
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn bạn! Mình đã rõ. Mình nhầm ở mốc thời điểm "viên chức có hành vi vi phạm" và "phát hiện viên chức có hành vi vi phạm"

     
    Báo quản trị |  
  • #341108   26/08/2014

    tuantobe
    tuantobe

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/12/2011
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần


    THỜI HIỆU, THỜI HẠN XỬ LÝ KỶ LUẬT

    Điều 7. Thời hiệu xử lý kỷ luật

    1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.

    2. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 14 Nghị định này phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.

    Điều 8. Thời hạn xử lý kỷ luật

    1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

    2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để làm rõ thêm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 04 tháng.

     

    => Thời hiệu xử lý kỷ luật ở đây là  2 năm kể từ ngày vi phạm. VD: A vi phạm ngày 1/1/2013 thì khi hết 2 năm ( hết ngày 1/1/2015) mà cơ quan không ra văn bản thông báo xem xét kỷ luật thì không được xử lý kỷ luật nữa. Trong cái thông báo xem xét kỷ luật nó có nêu rõ thời điểm phát hiện vi phạm. Cho nên trong thời gian 2 tháng kể từ khi phát hiện vi phạm thì phải ra quyết định kỷ luật nếu quá thời gian trên thì không xử lý nữa

    Theo vi dụ của bạn thì vi phạm xảy ra lúc 1/8/2014 mà đến ngày 1/8/2015 cơ quan mới ra thông báo xem xét kỉ luật. Do bạn không nêu trong thông báo xem xét kỉ luật này ghi thời điểm phát hiện vi phạm nên không thể ước chừng 2 tháng ( 4 tháng vơi vụ phức tạp) thời hạn ra quyêt định kỉ luật. Ở đây tôi giả sử trong thông báo này ghi là ngày 1/7/2015 phát hiện vi phạm thì trong 2 tháng (1/7/2015-1/9/2015) cơ quan phải ra quyết định xử lý kỉ luật. 

    Việc đề ra thời hiệu và thời hạn như trên nhằm tránh để vụ việc kéo dài, PL chỉ cho phép trong một khoảng thời gian để xử lý nếu trong thời gian trên mà không ra các văn bản trên thì không xử lý nữa.

     

    Nguyễn Văn Tuân

    SĐT: 096.653.9886

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn tuantobe vì bài viết hữu ích
    dovanthang_phapluat (26/08/2014) hathuyhuong061099@gmail.com (12/09/2019) anhminh_2304 (30/11/2020)
  • #346160   23/09/2014

    dovanthang_phapluat
    dovanthang_phapluat

    Male
    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2014
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 755
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn bạn tuantobe đã trả lời rất chi tiết về thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật viên chức. Nhưng mình thấy còn một số vấn đề cần phải trao đổi. Trong các hình thức kỷ luật viên chức có: Khiển trách, cảnh cáo (cách chức - đối với viên chức quản lý), buộc thôi việc. Ai cũng biết hình thức kỷ luật buộc thôi việc là nặng nhất, thường là những vi phạm nghiêm trọng (quy định tại Điều 13 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP). Vậy mà thời hiệu áp dụng chung cho các hình thức này đều là 24 tháng. Giả sử những vi phạm chỉ ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời hiệu 24 tháng là được, nhưng ở hình thức buộc thôi việc thì với khoảng thời gian này e rằng không đủ. Nếu như có viên chức được tuyển dụng từ năm 2009, và đến năm 2014 cơ quan mới phát hiện ra viên chức này sử dụng bằng giả khi tuyển dụng thì có áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc như Điều 13 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP được không, khi thời hiệu đã hết từ rất lâu?

    Cập nhật bởi dovanthang_phapluat ngày 23/09/2014 10:05:45 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #411492   29/12/2015

    @@

    Mình cũng thắc mắc giống bạn dovanthang. K lẽ dùng bằng giả mà hết thời hiệu là được êm xui sao
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn K13504T vì bài viết hữu ích
    anhminh_2304 (30/11/2020)
  • #552551   24/07/2020

    lenguyen912
    lenguyen912

    Female
    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2019
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 9 lần


    giờ thì dùng bằng giả không áp dụng thời hiệu rồi :))

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lenguyen912 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/07/2020) anhminh_2304 (30/11/2020)
  • #552566   24/07/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Về vấn đề thời hiệu và thời hạn có điểm gì và nội dung gì khác nhau thì hồi trước khi đi học mình cũng không hiểu lắm. Nhưng khi được GV giải thích thì cũng có thể hiểu nôm na và biết được 2 thuật ngữ này có sự khác nhau. 

     
    Báo quản trị |  
  • #571787   30/05/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Nếu như vẫn ở thời điềm đó mà đặt ra câu chuyện viên chức được tuyển dụng từ năm 2009, và đến năm 2014 cơ quan mới phát hiện ra viên chức này sử dụng bằng giả khi tuyển dụng thì có áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc hay không.

     
    Báo quản trị |