Hiệu lực và cách áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #512603 22/01/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Hiệu lực và cách áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    Khi áp dụng một văn bản quy phạm pháp luật thì việc xác định khi nào văn bản có và hết hiệu lực để áp dụng là một điều rất quan trọng, bên cạnh đó khi có sự mâu thuẫn giữa hai văn bản cùng quy định một nội dung thì áp dụng như thế nào?  Những thắc trên sẽ được giải đáp bởi nội dung dưới đây, mọi người cùng tham khảo.

    I. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

    - Được quy định tại văn bản đó nhưng:

    + Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương;

    Ví dụ: Ngày 24/12/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

    Ngày hiệu lực văn bản này có hiệu lực không sớm hơn ngày 07/02/2019.

    Văn bản có hiệu lực vào ngày 10/02/2019.

    + Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    Ví dụ: Ngày 07/12/2018 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết 24/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân phong của Khu điều trị phong Bến Sắn.

    Ngày hiệu lực văn bản này có hiệu lực không sớm hơn ngày 17/12/2018.

    Văn bản này có hiệu lực ngày 01/01/2019

    + Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

    - Ngoại lệ: có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành nếu văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn. Nhưng văn bản đó vẫn phải đáp ứng một số điều kiện sau:

    + Phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng;

    + Phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành 

    Đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

    II. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật

    Áp dụng hiệu lực trở về trước

    Không áp dụng hiệu lực trở về trước

    + Luật, nghị quyết của Quốc hội,

    + Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương

    Đồng thời chỉ được áp dụng hiệu lực trở về trước trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân

    * Ví dụ: Công văn 80/TANDTC-PC năm 2016 về xử lý hành vi đánh bạc trái phép dưới 5.000.000 đồng do Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Công văn quy định áp dụng Điều 25 Bộ luật Hình sự 1999 nếu vụ án đang trong giai đoạn xét xử kể từ ngày 09-12-2015 (ngày công bố Bộ luật hình sự năm 2015) đến hết ngày 30-6-2016 đối với người thực hiện hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá dưới 5.000.000 đồng.

     

    + Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

    Ví dụ: Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại nhưng Bộ luật Hình sự 1999 thì không.

    Một người thực hiện hành vi tổ chức mang thai hộ vào trước thời điểm có hiệu lực của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (trước ngày 01/01/2018) thì người đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    + Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn

    + Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

    III. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    + Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

    Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.

    Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. Điều này thấy rõ trong nhất trong Bộ luật Hình sự như nội dung của Công văn 04/TANDTC-PC năm 2018 về áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết 41/2017/QH14 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành có nội dung quy định vẫn áp dụng Bộ luật Hình sự 2015:

    b) Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích;

    + Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    + Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

    + Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

    Ví dụ: Hình phạt tại Bộ luật Hình sự 2015 với một số tội thấp hơn khi đối chiếu với hình phạt của tội đó quy định tại Bộ luật Hình sự. Mặc dù tội đó xảy ra trước ngày có hiệu lực của Bộ luật Hình sự 2015 nhưng vẫn được áp dụng vì nó giảm nhẹ tội cho người phạm tội.

    + Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

    Mình sẽ bổ sung thêm một số nội dung nữa ở phần bình luận, mọi người chú ý đón xem.

     
    36772 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenducphong_123456 vì bài viết hữu ích
    yuanping (11/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #534863   10/12/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, mình xin bổ sung như sau: văn bản quy phạm pháp luật phải được thực hiện đăng công báo trong thời hạn luật định thì văn bản quy phạm pháp luật đó mới có hiệu lực theo quy định của Điều 150 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015  

     
    Báo quản trị |  
  • #534888   11/12/2019

    embesatthu
    embesatthu
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2019
    Tổng số bài viết (130)
    Số điểm: 771
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    lananh8998 viết:

    Về vấn đề hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, mình xin bổ sung như sau: văn bản quy phạm pháp luật phải được thực hiện đăng công báo trong thời hạn luật định thì văn bản quy phạm pháp luật đó mới có hiệu lực theo quy định của Điều 150 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015  

    Chào bạn!

    Về nội dung của bạn em xin có ý kiến như sau:

    Đúng là trước kia Luật năm 2008 có quy định rằng "không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành" (trừ trường hợp mật).

    Nhưng đến Luật hiện hành thì chỉ quy định rằng: "phải được đăng Công báo" nhưng không thấy chỗ nào nói nếu không đăng Công báo thì không có hiệu lực.

    Bạn chỉ giáo giúp em với! :)

    I can neither confirm nor deny details of any information without the Secretary's approval.

     
    Báo quản trị |  
  • #534893   11/12/2019

    embesatthu
    embesatthu
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2019
    Tổng số bài viết (130)
    Số điểm: 771
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    nguyenducphong_123456 viết:

    ...

    + Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

    Mình sẽ bổ sung thêm một số nội dung nữa ở phần bình luận, mọi người chú ý đón xem.

    Chào bạn!

    Về vấn đề của bạn em tư vấn như sau:

    - Thứ nhất, công văn (mà ở đây là Công văn 04/TANDTC-PC) chỉ là văn bản mang tính tham khảo).

    - Thứ hai, em xin giải thích rõ thêm ở chỗ liên quan đến áp dụng giữa luật, điều ước và hiến pháp, ở đây thoáng đọc nhiều người nghĩ rằng Hiến pháp rồi mới đến điều ước nhưng thực ra chưa hẳn như vậy. Ở đây luật không quy định được Hiến pháp nên mới cạch Hiến pháp ra chứ bản thân Hiến pháp cũng còn phải "tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên" nữa là :).

    I can neither confirm nor deny details of any information without the Secretary's approval.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn embesatthu vì bài viết hữu ích
    ntdieu (11/12/2019)
  • #554831   13/08/2020

    hugo_luatsu
    hugo_luatsu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nếu trong cùng 1 văn bản có mẫu thuẫn giữa nội dung của điều khoản và nội dung của Phụ lục đính kèm thì áp dụng như thế nào.

    Tran trong cam on.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hugo_luatsu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/08/2020)
  • #555406   22/08/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Hiệu lực văn bản pháp luật

    Cho em hỏi, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ban hành thì quy định tại văn bản nào ạ? Hiện tại, theo em tìm hiểu thì chỉ thị của Thủ tướng chính phủ đã bị bãi bỏ tại luật ban hành văn bản

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuongtg98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/08/2020)
  • #584144   21/05/2022

    Hiệu lực và cách áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến thông tin rất hữu ích. Hiệu lực của văn bản quy phạm là một vấn đề rất quan trọng. Đây là căn cứ để áp dụng quy định vào thời điểm nào trong cuộc sống. Ngoài ra, hiệu lực của văn bản còn cách một khoảng thời gian so với ngày ban hành là để cho các cơ quan nhà nước kịp thời triển khai và áp dụng văn bản này vào thực tế. 
     
     
    Báo quản trị |  
  • #587472   10/07/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Hiệu lực và cách áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    Cảm ơn bài viết của bạn. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật khá rõ ràng và chặt chẽ. Tuy nhiên, một số quy định đang dần trở nên bất cập như về thời điểm có hiệu lực, hiệu lực trở về trước và một số các trường hợp chấm dứt hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật cần được tiếp tục hoàn thiện.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #588732   30/07/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Hiệu lực và cách áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    Văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo lập một trật tự pháp luật vì sự phát triển lành mạnh của cả xã hội và của từng cá nhân. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam còn chưa được hoàn thiện, nhiều nội dung chồng chéo lên nhau. Theo mình cần phải hướng dẫn cụ thể để áp dụng văn bản quy phạm pháp luật một cách hợp lý.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #607991   06/01/2024

    Hiệu lực và cách áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    Xin cho biết quan điểm áp dụng Nghị định số 92/2023/NĐ-CP ngày 19/12/2023 của Chính phủ? Có phải sau ngày văn bản này có hiệu lực (kể từ 19/12/2023) thì các doanh nghiệp không được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 và  2021 (mặc dù họ đã kê khai giảm 30% tại các kỳ tính thuế tương ứng, hoặc qua kiểm tra thuế xác định lại số phải nộp), do các Nghị định 114/2020/NĐ-CP và 92/2021/NĐ-CP hết hiệu lực?

    Căn cứ quy định cụ thể nào để áp dụng văn bản pháp luật trong trường hợp trên?

     
    Báo quản trị |