Chẳng hẳn nhiều người đã nghe thấy cụm từ "Hiện diện thương mại của thương nhân nước ngoài ở VIệt Nam". Tuy nhiên hiện diện thương mại gồm những hình thức nào?
Về khái niệm này, hiện tại phải xác định lĩnh vực đang cần xác định khái niệm này là gì. Ví dụ trong lĩnh vực lao động, khái niệm này được đề cập tại "Hiện diện thương mại" quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP; được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 35/2016/TT-BCT.
Theo đó hiện diện thương mại bao gồm các hình thức:
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Tuy nhiên, bên lĩnh vực về thuế TNDN thì khái niệm này là "Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài". Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC thì cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.