hết thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu mà có tranh chấp thì giải quyết như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #178631 15/04/2012

    thuhuong_tn198x

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    hết thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu mà có tranh chấp thì giải quyết như thế nào?

    mình đang vướng mắc vấn đề này. rất mong các anh, chị cùng các bạn trả lời giúp.
    hợp đồng có những yếu tố bị vô hiệu. Nhưng đã hết thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu. thì nếu có đơn yêu cầu thì tòa án sẽ không thụ lý đúng không. Nếu như vậy, mà các bên trong hợp đồng vẫn tranh chấp với nhau thì tòa án sẽ giải quyết thế nào nhỉ???
     
    31231 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #178676   15/04/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Cái này bạn phải nêu rõ ra thì mọi người mới có thể giải quyết giúp bạn được.
    -Đối với những loại hợp đồng dân sự vô hiệu tuyệt đối thì không cần tòa phải tuyên vô hiệu và cũng không cần quan tâm tới thời hiệu vì loại này tuyệt nhiên vô hiệu ngay từ khi nó được xác lập rồi,ngay từ khi xác lập nó đã là vô hiệu.Các TH của loại này rơi vào các điều 128,129,134 của BLDS 2005.
    -Đối với những loại hợp đồng dân sự vô hiệu tương đối thì cần phải tòa tuyên vô hiệu nó mới vô hiệu và nó cũng phụ thuộc vào thời hiệu.Các TH của loại này rơi vào các điều 130,131,132,133 của BLDS 2005.
    Thời hiệu khởi kiện đối với 1 vụ án dân sự  được tính từ ngày quyền,lợi ích hợp pháp bị xâm phạm,trừ TH pháp luật có quy định khác quy định tại k1 điều 159 BLDS.Hết thời hạn trên thì không có quyền yêu cầu tòa tuyên bố vô hiệu.
    Bạn xem trường hợp của bạn rơi vào trong TH nào để giải quyết.
    Thân.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    thuhuong_tn198x (16/04/2012)
  • #178736   16/04/2012

    thuhuong_tn198x
    thuhuong_tn198x

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn đã trả lời. tôi muốn hỏi vấn đề cụ thể như thế này: Hợp đồng tặng cho đất không được công chứng, chứng thực, được xác lâp từ năm 1998. Đến thời điểm này, năm 2012, mà người tặng cho họ không muốn tặng cho nữa, thì có được không. Vì theo pháp luật dân sự thì hợp đồng này bị vô hiệu, nhưng đến nay đã hết thời hạn yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu. Nên tôi không rõ việc như vậy sẽ giải quyết  như thế nào?

      

     
    Báo quản trị |  
  • #178849   16/04/2012

    coidung
    coidung

    Male
    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2008
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 12 lần


    #cccccc;">

    Điều 463. #0b55c4;">BỘ LUẬT DÂN SỰ 1995.

    Điều 463. Tặng cho bất động sản
    1- Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
    2- Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký;
    nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm nhận tài sản.

    Như vậy mặc nhiện là hợp đồng tặng cho đất trên của bạn đã bị vô hiệu. 
     
    Báo quản trị |  
  • #178879   16/04/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn mình có ý kiến như sau
    Theo quy định hiện hành thì các trường hợp :Hợp đồng tặng cho nhà ở hoặc bất động sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, trừ bên tặng cho nhà ở là tổ chức (theo quy định tại khoản 1, Điều 467 của Bộ luật Dân sự năm 2005; điểm d, khoản 3, Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005) bắt buộc phải được cơ quan thẩm quyền công chứng chứng thực.
    K1 điều 467 có quy định
    Tặng cho bất động sản phải được thành lập thành văn bản có công chứng chứng thực hoặc phải đăng ký,nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
    Như mình đã nói ở phần trên trường hợp của bạn rơi vào điều 134 BLDS Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.Đây là giao dịch vô hiệu tuyệt đối vì vậy giao dịch này của bạn đã bị vô hiệu ngay từ khi xác lập.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #178955   17/04/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào các bạn!
    Các bạn có thể bàn thêm về những vấn đề này không?
    1/ Thời hiệu để TA tuyên hợp đồng vô hiệu về hình thức?
    2/ Giả sử đảm bảo về thời hiệu khởi kiện, trong thực tế xét xử, nếu một hợp đồng vô hiệu về hình thức, như trường hợp mua bán đất nhưng chưa được công chứng/chứng thực hợp đồng. TA có yêu cầu gì khác ngoài việc tuyên vô hiệu hay có hiệu?

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #178980   17/04/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Đối với một vụ án dân sự bình thường thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
    1/ Đối với một hợp đồng dân sự vô hiệu về hình thức thì đương nhiên nó là vô hiệu tuyệt đối như trường hợp trên mua bán đất nhưng chưa được công chứng/chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.Vì vậy nó sẽ vô hiệu ngay từ khi xác lập mà không cần tòa tuyên là vô hiệu.
    2/ Theo mình nếu như chưa xảy ra tranh chấp thì tòa sẽ hướng dẫn các bên hoàn tất thủ tục theo đúng quy định của pháp luật,nhưng khi đã xảy ra tranh chấp thì chúng ta buộc phải tôn trọng quy định của pháp luật
    Trong thực tế thì em chưa có kinh nghiệm nhiều lắm.
    Anh #fff8df;">nguyenkhanhchinh hãy đưa ra quan điểm của người đi trước bằng kinh nghiệm thức tế nhé anh.


    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #179036   17/04/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào bạn!
    1/ Tôi nghĩ không chắc, vì tôi đọc rất nhiều quan điểm về vấn đề này. Nhưng chưa đụng chạm thực tế. Híc. Họ tập trung về ý chí chủ thể trong giao dịch và được pháp luật bảo vệ.
    2/ Bạn viết "Theo mình nếu như c#ff0000;">hưa xảy ra tranh chấp thì tòa sẽ hướng dẫn các bên hoàn tất thủ tục theo đúng quy định của pháp luật". Nếu không tranh chấp thì cần gì Tòa hướng dẫn phải không? Cũng không ai đến Tòa hướng dẫn chuyện này cả.
    Kinh nghiệm? Tặng cho như thế này chưa gặp, nhưng tôi gặp vụ mua bán đất năm 2008 (đất đang lên) nhưng năm 2009 đất xuống, người mua muốn lật kèo, cho rằng hợp đồng vô hiệu vì không chứng thực/công chứng. Bị Tòa bác! (xin không nêu tòa nào).
    Bạn tham khảo ý này nhé!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #179054   17/04/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Chào bạn ,

        Tôi xin có vài ý kiến cá nhân như sau:

        1. Đối với việc tặng cho bất động sản (BĐS), phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký theo quy định. Hợp đồng tặng cho BĐS có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. (Điều 167 BLDS)

        2. Giao dịch tặng cho bất động sản (BĐS) này vi phạm về mặt hình thức và sẽ bị xử lý theo Điều 134 BLDS.

        3. Thời hiệu yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch trên vô hiệu đối với Điều 134 là 02 năm. (Điều 136 BLDS)

        Từ đó, sẽ phát sinh 2 vấn đề:

        -  Khi Bên tặng cho BĐS nộp đơn yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch trên vô hiệu thì đương nhiên Tòa sẽ không thụ lý vì đã hết thời hiệu theo những điểm nói ở trên.

        - Khi Bên nhận tặng cho BĐS nộp đơn khởi kiện tại Tòa yêu cầu Bên tặng cho làm lại thủ tục tặng cho BĐS theo đúng quy định về hình thức. Lúc này, sẽ giải quyết ra sao? Tòa có thụ lý giải quyết không và giải quyết thế nào? Đây là một vấn đề khá hay? Mong mọi người trao đổi.

        Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #179193   17/04/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Maiphuong5 viết:
    Chào bạn ,

        Tôi xin có vài ý kiến cá nhân như sau:

        1. Đối với việc tặng cho bất động sản (BĐS), phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký theo quy định. Hợp đồng tặng cho BĐS có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. (Điều 167 BLDS)

        2. Giao dịch tặng cho bất động sản (BĐS) này vi phạm về mặt hình thức và sẽ bị xử lý theo Điều 134 BLDS.

        3. Thời hiệu yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch trên vô hiệu đối với Điều 134 là 02 năm. (Điều 136 BLDS)

        Từ đó, sẽ phát sinh 2 vấn đề:

        -  Khi Bên tặng cho BĐS nộp đơn yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch trên vô hiệu thì đương nhiên Tòa sẽ không thụ lý vì đã hết thời hiệu theo những điểm nói ở trên.

        - Khi Bên nhận tặng cho BĐS nộp đơn khởi kiện tại Tòa yêu cầu Bên tặng cho làm lại thủ tục tặng cho BĐS theo đúng quy định về hình thức. Lúc này, sẽ giải quyết ra sao? Tòa có thụ lý giải quyết không và giải quyết thế nào? Đây là một vấn đề khá hay? Mong mọi người trao đổi.

        Thân.

    Chào bạn Maiphuong5.Mình có chỗ không hiểu về ý ''Khi Bên tặng cho BĐS nộp đơn yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch trên vô hiệu thì đương nhiên Tòa sẽ không thụ lý vì đã hết thời hiệu theo những điểm nói ở trên.''
    Nếu như bạn nói thì đây rơi vào điều 134 BLDS giao dịch vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức và đây là giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối nó đã vô hiệu ngay từ khi xác lập mà không cần tòa tuyên là vô hiệu và cũng không phụ thuộc vào thời hiệu.Và tất nhiên là giao dịch trên là vô hiệu.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #179197   17/04/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Chào bạn,

        Tôi không biết vô hiệu tuyệt đối là gì, chỉ biết khi giao dịch dân sự vi phạm về mặt hình thức sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 134 BLDS như sau: "Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu".

        Thông thường thời hạn này là 30 ngày. Tức là Tòa không tuyên vô hiệu ngay tức thì, tức là giao dịch dân sự này không vô hiệu ngay từ khi xác lập, tức là không có vô hiệu tuyệt đối gì đó ở đây, tức là ...

        Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #179210   18/04/2012

    xautraidatinh
    xautraidatinh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2012
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 8 lần


    #ffffff; font-family: arial, helvetica, georgia, sans-serif; text-align: justify;">Theo mình: Trước hết cần khẳng định rằng khái niệm vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối là hai khái niệm của ngành khoa học luật dân sự, mang tính lý thuyết và chưa được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Bộ luật dân sự (Phần thứ nhất, Chương 5) không phân loại các trường hợp vô hiệu của giao dịch dân sự thành vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối, mà chỉ giới hạn ở việc chỉ ra các trường hợp vô hiệu do vi phạm từng điều kiện cụ thể của #105cb6;">giao dịch dân sự, cùng với việc chỉ ra hậu quả cụ thể của từng giao dịch vô hiệu. Thế nhưng hai khái niệm “giao dch dân s vô hiu tuyđối” và “giao dch dân s vô hiu tương đối” lại là hai khái niệm rất quan trọng đối với khoa học luật dân sự. Chúng là công cụ không thể thiếu được trong việc nghiên cứu bản chất của giao dịch dân sự, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến thủ tục tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu.

    #ffffff; font-family: arial, helvetica, georgia, sans-serif; text-align: justify;">Một giao dịch dân sự bị coi là vô hiu tuyđối trong các trường hợp sau: a) Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức của xã hội; b) Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác; c) Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo các quy định bắt buộc của pháp luật; d) Khi giao dịch của pháp nhân xác lập vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động được cho phép, đăng ký; e) Khi giao dịch được xác lập bởi người không có năng lực hành vi dân sự (chưa đủ 6 tuổi); f) Khi giao dịch được xác lập bởi người mất năng lực hành vi dân sự.

    #ffffff; font-family: arial, helvetica, georgia, sans-serif; text-align: justify;">Giao dịch dân sự bị coi là vô hiu tương đối trong các trường hợp: a) Khi giao dịch được xác lập bởi người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi cho đến chưa đủ 18 tuổi (có năng lực hành vi dân sự một phần); b) Khi giao dịch được xác lập bởi người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; c) Khi giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn; d) Khi một bên chủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe doạ ; e) Khi người xác lập giao dịch không nhận thức được hành vi của mình.

    #ffffff; font-family: arial, helvetica, georgia, sans-serif; text-align: justify;">Sự phân loại nêu trên có cơ sở dựa vào một số đặc điểm khác biệt chung thể hiện bản chất của hai khái niệm giao dịch dân sự.
     nhưng vậy với câu hỏi trên ta thấy nó là giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối vì không tuân theo hình thức vì vậy theo trình tự tuyên bố vô hiệu nó đã vô hiệu từ lúc nó xác lập giao dịch đan sự này:)  
    thân!@@



    HÃY SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

    tri thức được hình thành trong tĩnh lặng,tính cách được tạo nên từ bão táp

     
    Báo quản trị |  
  • #179211   18/04/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Nếu giải thích như bạn thì có lẽ không nên quy định điều 467 làm gì bởi lẽ
    Khi tham gia vào giao dịch dân sự tặng cho bất động sản các bên chủ thể không cần phải làm giấy chứng thực xác nhận của cơ quan thẩm quyền làm gì bởi chỉ sau 2 năm thì cái giấy đó sẽ hết hiệu lực vì giả sử như sau 2 năm đó mới xảy ra tranh chấp thì việc có hay không việc có giấy chứng thực của cơ quan có thẩm quyền là không cần thiết và do đó việc cơ quan nhà nước nào có chức năng chứng thực cũng không nên lập ra làm gì.
    Trước khi xảy ra tranh chấp có lẽ áp dụng thời hạn 30 ngày cho việc hoàn thành thủ tục còn được.Nếu như đã xảy ra tranh chấp và sau 2 năm thì việc nêu ra thời hạn 30 ngày còn có tác dụng gì nữa.
    Nói như bạn thì việc tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật trong các giao dịch dân sự chỉ là lý thuyết và không có giá trị pháp lý.
    Tôi lấy thêm ví dụ 
    Tại điều 128 BLDS có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các điều cấm của pháp luật,trái với đạo đức xã hội
    'giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu
    Ðiều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
    Ðạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng
    Nói như bạn thì việc các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch vi phạm điều 128 BLDS này vẫn vần phải tòa tuyên mới vô hiệu sao....
    Tôi có thể mời bạn theo đường link sau để hiểu rõ hơn về vấn đề giao dịch dân sự tuyệt đối và tương đối
    Thân.
    http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/06/27/2766880/





    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #179299   18/04/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Chào hai bạn. Tôi có mấy ý kiến sau:

        1. Xin lưu ý, bài viết và đường link trích dẫn các bạn đưa ra là phân tích theo quy định của BLDS 1995, nên cẩn thận với một số các điểm khác biệt so với BLDS 2005. Tuy nhiên, cho rằng về mặt lý luận vẫn còn phù hợp.

        2. Trong bài viết đó, các bạn đọc kỹ lại Vấn đề thứ ba sẽ thấy có 2 quan điểm khác nhau về vấn đề vô hiệu về mặt hình thức của giao dịch dân sự.

        Bài viết cho rằng quan điểm của các bạn là đúng đắn hơn, tức là khi thực hiện giao dịch tặng cho BĐS phải tuân thủ về mặt hình thức (có công chứng, chứng thực), nếu không thì vô hiệu tuyệt đối. Còn quan điểm của tôi là không thuyết phục.

        Tôi cho rằng dựa trên tinh thần của BLDS 2005 thì quan điểm trên là không hợp lý bởi các lý do: i) tại sao BLDS 2005 lại có điều khoản số 134 làm gì???, có phải nó là một ngoại lệ áp dụng cho điều khoản số 128. Nếu delete Điều 134 BLDS này đi, thì tôi sẽ có cùng quan điểm với các bạn; và ii) hiện tại các tòa án đang có khuynh hướng áp dụng theo quan điểm của tôi (rõ ràng nhất là đối với các Hợp đồng chuyển nhượng BĐS vi phạm về mặt hình thức).

        Ngoài ra, tôi có nhớ 1 Nghị quyết HĐTP TANDTC hướng dẫn việc này, nhưng tôi chưa nhớ ra nó ở đâu.

        Vài dòng lý sự chơi.

        

     
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 18/04/2012 11:43:12 SA Thêm 1 câu cuối

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #179311   18/04/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Tôi chưa có kinh nghiệm thực tế nên cũng không rõ các tòa án sẽ xử như thế nào.Nhưng theo tôi 
    Nếu như xét trên khía cạnh lý thuyết pháp lý thì điều 134 sẽ là vô hiệu tuyệt đối như tôi đã nói trên,tức là nó vô hiệu ngay từ khi xác lập
    Nhưng nếu xét trên khía cạnh thực tế tức là thiên về ý chí,mong muốn của các chủ thể khi xác lạp giao dịch dân sự thì tòa sẽ xử theo quan điểm của bạn.Bởi lẽ có như vậy mới bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của cả 2 bên.ở điều 134 cũng có nói về mong muốn các bên hoàn tất các thủ tục theo quy định ''Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu".
    Thực tế và lý thuyết thực quá khác nhau.
    Đúng như anh  đã viết ''Kinh nghiệm? Tặng cho như thế này chưa gặp, nhưng tôi gặp vụ mua bán đất năm 2008 (đất đang lên) nhưng năm 2009 đất xuống, người mua muốn lật kèo, cho rằng hợp đồng vô hiệu vì không chứng thực/công chứng. Bị Tòa bác! (xin không nêu tòa nào).
    Mong các bạn cứ cho thêm ý kiến để mọi người cùng học hỏi...
    Thân






    Cập nhật bởi longquochan ngày 18/04/2012 12:34:54 CH

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #205312   04/08/2012

    ablaw
    ablaw

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2012
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 28 lần


    Chào các bạn,

    Theo tôi hợp đồng tặng cho nhà đất mà không công chứng chứng thực thì vô hiệu ngay từ khi xác lập - bản chất nó là vô hiệu, vì vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức của hợp đồng.

    Nếu các bên thực hiện việc chuyển nhượng theo QĐ hoặc có tranh chấp việc thực hiện HĐ mà ra Tòa thì Tòa hoặc UBND cho hai bên một thời gian để làm lại hình thức cho đúng, nếu không thì nó vô hiệu (cho hai bên cơ hội).

    Nếu quá 02 năm thì các bên không còn quyền yêu cầu Tòa án tuyên HĐ vô hiệu, nhưng nó vẫn là vô hiệu, các bên tự giải quyết. Tòa bác đơn vì hết thời hiệu yêu cầu chứ không phải vì lý do khác. Như vậy các bên nếu muốn giải quyết thì có thể nhờ luật gia, ls tìm các hướng giải quyết khác phù hợp từng trường hợp.

     
    Báo quản trị |