Hết 4 năm học Luật - Chán luật rồi thì làm cái gì ?

Chủ đề   RSS   
  • #455968 04/06/2017

    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Hết 4 năm học Luật - Chán luật rồi thì làm cái gì ?

    Chào mọi người,

       Theo dự đoán của Vietnamnet cuối năm qua thì ngành Luật là 1 trong 3 ngành nghề có thu nhập cao nhất trong tương lai, do đó không khó để nhận ra rằng trong 4 - 5 năm trở lại đây, ngành Luật là 1 ngành thu hút nhiều sinh viên, còn các trường đại học thì đẩy mạnh chỉ tiêu tuyển sinh cũng như nâng cao chất lượng giáo dục ngành học này.

       Tuy nhiên, có phải học Luật xong thì chỉ có thể làm Luật sư, Thẩm phán hay đại loại như vậy thôi không ?

       Tôi cảm thấy chán nản khi học Luật, tôi không đủ tự tin làm Luật sư, tôi sẽ không đi theo con đường Luật sau khi ra trường, tôi học Luật vì ý muốn của gia đình, học Luật chán quá,....v..v... Các bạn sinh viên "lỡ" học Luật rồi sẽ có muôn vàn lý do đưa ra và băn khoăn rằng: Lỡ học Luật  rồi nhưng mà cảm thấy bản thân không hợp thì phải làm thế nào ? không lẽ tốn hết vài năm và vài chục triệu học phí rồi bây giờ học lại ngành khác à ?

       Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể chuyển ngành, nếu bạn yêu thích và tới giờ bạn phát hiện ra năng lực của bản thân bạn phù hợp với một ngành nghề nào đó khác, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu cả !

       Thế nhưng, còn một cách nữa vừa không lãng phí 4 năm học Luật, vừa có một nguồn thu nhập không nhỏ. Bốn lĩnh vực sau đây hoàn toàn có thể kết hợp với ngành Luật để cung cấp cho bạn một môi trường làm việc năng động, khai phá được tiềm năng cũa bản thân bạn :

       1. Ngân hàng

       Hiện nay bộ phận Pháp chế của ngân hàng thường chỉ tuyển người đã có kinh nghiệm "vài" năm ( "vài" ở đây mình hay thấy là tận 4 - 5 năm trở lên nhé ) .

       Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể apply vào các vị trí như Giao dịch viên hay Nhân viên quan hệ khách hàng,...các vị trí này không đỏi hỏi bạn phải tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, chỉ cần bạn tìm hiểu về nghiệp vụ ngân hàng hoặc tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn ( 1 - 2 tháng ) về các vị trí ngân hàng thì bạn đã có đủ tiêu chuẩn để ứng tuyển rồi.

       Sau một thời gian làm việc, nếu bạn đã nắm chắc các nghiệp vụ ngân hàng và tự tin thì bạn hoàn toàn có thể đề nghị công ty xem xét bạn vào các vị trí liên quan đến Luật như Luật sư nội bộ, Pháp chế tại Hội sở, Phòng nhân sự, Kiểm soát tuân thủ nội bộ,...và mức lương ở các vị trí này đều khá "top", cộng thêm các chế độ phúc lợi rất tốt từ các ngân hàng.

       2. Báo chí 

      Đối với các bạn có khả năng viết lách tốt, ngay từ khi còn là sinh viên đã có thể trở thành cộng tác viên của các trang báo online hay trang tin tức. Vậy thì học Luật giúp ích gì cho bạn, kết hợp thế nào?

      Sau thời gian làm cộng tác viên, nếu thể hiện tốt bạn hoàn toàn có thể trở thành nhân viên chính thức của các trang báo online đó và tích luỹ kinh nghiệm sau đó chuyển sang các thời báo về pháp luật, các toà soạn lớn hơn để phát triển tiềm năng ngành báo chí của mình ở mảng Pháp Luật.

       Tin tức cũng như các bài bình luận về pháp luật cần sự chính xác, chuyên sâu,thể hiện sự am hiểu tường tận về quy định pháp luật, một sinh viên ngành báo không được đào tạo chuyên sâu về Luật thì có thể sẽ gặp khó khăn NHƯNG một sinh viên ngành Luật viết lách giỏi thì hoàn toàn có thể đảm đương công việc này dễ dàng hơn.

       Thu nhập ngành báo là không nhỏ nếu bạn làm việc hiệu quả, cộng thêm vốn tiếng anh tốt nữa thì con đường báo chí dành cho một sinh viên Luật như bạn khá rộng mở.

       3. Công nghệ thông tin

       Trong thời đại số hoá thì đa ngành đa nghề đều cần đến các ứng dụng về công nghệ thông tin để đơn giản hoá hoạt động, tiết kiệm sức lực nhân lực, đẩy mạnh quảng bá, quản lý,... Ngành Luật cũng không ngoại lệ, nếu bạn có một ít kiến thức về CNTT cộng thêm chuyên môn về Luật thì hoàn toàn có thể khai thác tốt tiềm năng của mình bằng cách tạo ra/phát triển các trang web về Luật, hay phát triển các ứng dụng liên quan đến Luật,...

       4. Trở ​thành công cụ marketing online sống

      Cần một đầu óc sáng tạo, tư duy luôn cập nhật theo thời đại, một con người năng động và có 1  tí đam mê nghệ thuật mới có thể làm được ở lĩnh vực này. Pháp luật ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người , tuy nhiên các vlog , quảng cáo về các lĩnh vực như du lịch, ăn uống, sinh hoạt thì nhiều nhưng các video trẻ trung, sáng tạo, gây ảnh hưởng hay thu hút mọi người liên quan đến pháp luật còn khá ít, nếu có thì cũng khá nhàm chán và không hấp dẫn người xem.

      Hướng phát triển của bạn sẽ là tạo ra các video quảng cáo, các vlog, các bài viết hình ảnh mới và sáng tạo về chủ đề Luật thu hút mọi người, sau đó thì bạn sẽ nhận được các hợp đồng quảng cáo, tài trợ từ các doanh nghiệp cho các dự án tiếp theo của mình

       Và việc bạn chọn trở thành 1 freelancer hay nhận lời mới làm vị trí marketing cho 1 công ty nào đó tuỳ thuộc vào bạn. Tất nhiên là thu nhập sẽ không nhỏ nếu có càng nhiều người quan tâm sản phẩm của bạn và mức lương sẽ đi đôi với độ phổ biến công chúng.

       K Ế T

       Đam mê một công việc và có nguồn thu nhập tốt từ đam mê đó là mơ ước của nhiều người, tuy nhiên không dễ đạt được cả hai điều trên. Bạn có thể sẽ chênh vênh một vài năm sau khi ra trường, nhảy ngành nhảy nghề nhiều lần, tuy nhiên cần có 1 bến đỗ thích hợp để bạn phát triển bản thân và ổn định nghề nghiệp của mình. Quan trọng là bạn phải hết mình với bất cứ công việc nào và nhận ra được bản thân thích hợp với cái gì.

       Trên đây chỉ là những chia sẻ của mình thôi, nếu các bạn biết thêm những lĩnh vực có thể kết hợp với ngành luật hay đã có kinh nghiệm đá trái ngành rồi thì chia sẻ bên dưới nhé.

       Cám ơn mọi người !

    Cập nhật bởi thanhdatvo95 ngày 04/06/2017 06:09:31 CH Cập nhật bởi thanhdatvo95 ngày 04/06/2017 04:59:38 CH
     
    13020 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #456157   05/06/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    So với các ngành học khác thì phạm vi các công việc mà một người học luật có thể làm khá rộng, chưa tính làm trái ngành trái nghề (học ngành nào cũng làm được). Tuy nhiên để nói có thể làm và sống bằng chính nghề mình làm mới là điều quan trọng. Mục tiêu của các bạn sinh viên sau khi ra trường là làm để kiếm tiền hay làm để kiếm kinh nghiệm và sau đó kiếm được nhiều tiền thật sự rất quan trọng và chi phối cách các bạn tham gia vào một công ty, một doanh nghiệp. Vì vậy trước khi tốt nghiệp phải xác định được ngay định hướng, hướng nào cũng được miễn là các bạn thấy phù hợp và thích nhưng bắt buộc phải có định hướng, vô định là xác định luôn.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chinamnhi vì bài viết hữu ích
    thanhdatvo95 (05/06/2017)
  • #456239   06/06/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    chinamnhi viết:

    So với các ngành học khác thì phạm vi các công việc mà một người học luật có thể làm khá rộng, chưa tính làm trái ngành trái nghề (học ngành nào cũng làm được). Tuy nhiên để nói có thể làm và sống bằng chính nghề mình làm mới là điều quan trọng. Mục tiêu của các bạn sinh viên sau khi ra trường là làm để kiếm tiền hay làm để kiếm kinh nghiệm và sau đó kiếm được nhiều tiền thật sự rất quan trọng và chi phối cách các bạn tham gia vào một công ty, một doanh nghiệp. Vì vậy trước khi tốt nghiệp phải xác định được ngay định hướng, hướng nào cũng được miễn là các bạn thấy phù hợp và thích nhưng bắt buộc phải có định hướng, vô định là xác định luôn.

    Hi bạn, mình thì thấy là có một số bạn dù đã định hướng trước rồi nhưng khi bắt đầu ra ngoài làm việc thực tế, môi trường làm việc "mơ ước" đó không như bản thân tưởng tượng, cảm thấy mình không phù hợp , vậy nên mình nghĩ là cứ phát huy tối đa các thế mạnh của mình khi còn đi học, sau đó thì cứ thử sức với nhiều ngành nghề khác nhau xem mình có thể phát triển tốt nhất ở lĩnh vực nào. Còn đối với các bạn đã có định hướng rõ ràng và đúng với thế mạnh của mình từ khi đi học rồi thì đó là 1 điều quá tốt.

     
    Báo quản trị |  
  • #461176   14/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Người ta thường nói làm việc gì cũng phải cần có cái duyên nữa, không phải cứ học luật ra là bắt buộc phải học luật, có thể làm bất cứ ngành nghề nào miễn mình cảm thấy hứng thú, đam mê và pháp luật không cấm. Và khi làm những công việc khác thì sẽ nhận ra việc học qua luật đã cho mình một cái nền kiến thức cơ bản rồi, vì bất cứ hoạt động, sản xuất hay kinh doanh nào cũng đều dựa trên pháp luật mà.

     
    Báo quản trị |