HELP Trọng tài thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #419914 28/03/2016

    HELP Trọng tài thương mại

    Em có được giao nghiên cứu 1 bản hợp đồng xây dựng công trình. Chú luật sư chỗ em hỏi em là nếu có tranh chấp thì hợp đồng phải giải quyết bằng bản Tiếng Anh hay Tiếng Việt, vì hợp đồng có cả bản TA lẫn TV. Em đọc hợp đồng thì có ghi là nếu có sai sót về việc dịch thuật thì hợp đồng sẽ giải quyết theo bản TA (2 bên thỏa thuận), và đc giải quyết tại Phòng Thương mại Quốc tế tại Singapore (cũng thỏa thuận và 2 bên đều là công ty VN). Em trả lời là nếu có tranh chấp thì giải quyết bằng bản TA vì trong hợp đồng 2 bên thỏa thuận nthế, nhưng chú đó bảo là giải quyết bằng TV mới đúng, và trong vbản PL có quy định nthế. Nhưng e tìm mãi ko ra vbản nào quy định như vậy (gquyết bằng TV) nên mong mọi người giúp đỡ ạ!!!

     
    3142 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #420009   28/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Luật dân sự quy định:

    Điều 769. Hợp đồng dân sự

    1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác.

    Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

    Do "pháp luật Việt Nam" viết bằng tiếng việt nên việc giải quyết tranh chấp phải sử dụng tiếng Việt.

    .Bản hợp đồng xây dựng công trình liên quan đến bất động sản và nhất là do 2 bên đều là công ty VN và thực hiện tại VN (điều này là dự đoán do bạn không nêu) nên phải tuân theo pháp luật VN và tranh chấp thì chỉ còn có cách là sử dụng tiếng Việt; dù các bên có quyền thoả thuận sử dụng ngôn ngữ nước khác khi giao kết HĐ và trọng tài nước ngoài giải quyết.

    Nếu không tuân thủ điều này thì phán quyết trọng tài sẽ không được công nhận để thi hành tại VN. vì trái pháp luật của VN.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    eyestorm (29/03/2016)
  • #420018   29/03/2016

    May quá tìm dc rồi, cảm ơn bạn rất nhiều ^_^

     
    Báo quản trị |