Thực tế, có thể nói thường thì giữa Công ty mẹ và công ty con được xem là có mối quan hệ hữu cơ vô cùng mật thiết. Chính vì vậy, khi công ty mẹ giải thể dẫn đến tình trạng nhiều công ty con trực thuộc cũng lao đao, hấp dối và gồng mình ứng phó kịp để có thể tiếp tục đứng vững. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những hệ quả đối với công ty con một khi công ty mẹ bị giải thể, liệu công ty con sẽ đối mặt với những khó khăn như thế nào?
Quan hệ Công ty mẹ - Công ty con
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Điều 189. Công ty mẹ, công ty con
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
|
Hệ quả đặt ra đối với công ty con khi công ty mẹ bị giải thể?
Theo khoản 1 Điều 190 Luật Doanh Nghiệp 2014 thì tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con. Do vậy, trong trường hợp công ty mẹ giải thể, một số hệ quả sẽ đặt ra đối với công ty con như sau:
- Thứ nhất: Xử lý phần vốn góp của công ty mẹ trong công ty con
Theo Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2014 thì khi công ty mẹ giải thể, phần vốn góp của công ty mẹ có thể được giải quyết theo 02 cách:
+ Chuyển nhượng cho người khác;
+ Hoặc yêu cầu công ty mua lại.
Điều 54. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
c) Thành viên là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản.
|
Mặt khác, nếu trong trường hợp:
+ “Chuyển nhượng cho người khác” thì: Công ty con phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin thành viên/cổ đông công ty.
+ “Yêu cầu công ty mua lại”: Công ty con mua lại phần vốn góp cần thực hiện thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ tương ứng với phần mua lại và tiến hành thay đổi thông tin thành viên/cổ đông công ty tại phòng đăng ký kinh doanh.
- Thứ hai: Thay đổi về số lượng thành viên của công ty con
Trong trường hợp công ty mẹ là thành viên/cổ đông giải thể dẫn đến công ty con không đủ số lượng thành viên tối thiểu thì công ty con phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty cho phù hợp.
Trường hợp, nếu trong thời hạn 06 tháng liên tục kể từ khi không đủ số lượng thành viên/cổ đông tối thiểu mà công ty con không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì công ty con phải tiến hành giải thể.
Điều 201. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
|
Cập nhật bởi lanbkd ngày 28/06/2018 06:22:25 CH