Hãy phân tích những cơ sở của việc xác lập chế độ sở hữu toàn dân với đất đai?

Chủ đề   RSS   
  • #590769 04/09/2022

    Hãy phân tích những cơ sở của việc xác lập chế độ sở hữu toàn dân với đất đai?

    Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì quốc hữu hóa đất đai là một việc làm tất yếu khách quan và phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội loại người. Bởi lẽ:

    Thứ nhất, xét trên phương tiện kinh tế, việc tích tụ, tập trung đất đai đem lại năng xuất lao động và hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc sản xuất nông nghiệp trong điều kiện duy trì hình thức sở hữu tư nhân về đất đai. Các Mác cho rằng hình thức sở hữu tư nhân về đất đai sẽ dẫn đến việc chia nhỏ, manh mún đất đai. Điều này không phù hợp với sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất với phương thức sản xuất “đại cơ khí” trong nông nghiệp, cản trở việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp. Để khắc phục nhược điểm này cần phải tập trung, tích tụ đất đai thông qua việc “quốc hữu hóa” đất đai.

    Thứ hai, đất đai không phải do bất cứ ai tạo ra, có trước con người và là “tặng vật” của thiên nhiên ban tặng cho con người, mọi người đều có quyền sử dụng. Không ai có quyền biến đất đai - tài sản chung của con người - thành tài sản riêng của mình.

    Thứ ba, khi nghiện cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: dưới góc độ kinh tế, hiệu quả kinh tế mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mang lại dựa trên sự khai thác tối đa có xu hướng dẫn đến “kiệt quệ hóa” đất đai. Mặt khác xét về phương diện xã hội, sở hữu tư nhân về đất đai vô hình chung trở thành phương tiện để giai cấp tư sản thực hiện việc khai thác bóc lột sức lao động của người lao động để làm giàu cho chính bản thân mình. Muốn giải phóng người lao động thoát khỏi ách áp bức, bóc lột xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và tiến bộ thì cần phải thủ tiêu chế độ sở hữu tư nhân về đất đai.

    Cơ sở thực tiễn của xây dựng chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.

    Sự khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân của Hiến pháp 1980, Hiếp pháp năm 1992 dựa trên những cơ sở thực tiễn chủ yếu sau đây:

    Thứ nhất, về mặt chính trị, vốn đất đai xương máu do công sức, mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam tạo lập nên, vì vậy nó phải thuộc về toàn thể nhân dân.

    Thứ hai, về phương diện lịch sử, ở nước ta hình thức sở hữu Nhà nước về đất đai (đại diện là vua ở các nước phong kiến) đã có từ rất sớm và tồn tại trong suốt chiều dài phát triển lịch sử của dân tộc.

    Thứ ba, về mặt thực tế, nước ta còn gần một nửa diện tích đất tự nhiên chưa sử dụng (khoảng 10.027.265 ha), chủ yếu là đất trống, đối núi trọc. Việc xác lập đất đai thuộc sở hữu tòa dân do nhà nước thống nhất quản lý sẽ giúp nhà nước có điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng quy hoạch đất đai theo kế hoạch phát triển chung nhằm quản lý chặt chẽ và từng bước đưa diện tích đất này vào khai thác, sử dụng hợp lý, đi đôi với việc cải tạo, bồi bổ đất đai quý giá của quốc gia.

    Thứ tư, việc duy trì hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai trong giai đoạn hiện nay là hợp lý do thực tiễn sau: các quan hệ về quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta được xác lập trên cơ sở đật đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nâht1 quản lý đã mang tính ổn định trong một thời gian khá dài (từ năm 1980 tới nay). Nên nếu thay đối hính thức sở hữu đất đai này sẽ dẫn đến những sự xáo trộn trong đất đai, làm tăng tính phức tạp của các quan hệ đất đai, thậm trí dẫn đến sự mất ổn định về chính trị - xã hội của đất nước.

     
    1560 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamh86302@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận