Đây là những việc nhỏ, nhưng thông qua những việc này đánh giá được chất lượng phúc lợi mà người sử dụng lao động tại doanh nghiệp đó dành cho người lao động của mình cũng như ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động:
1. Lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động
Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải đựơc thực hiện từ thời điểm người lao động đựơc tuyển dụng vào làm và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.
Để thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động, người sử dụng lao động cần thực hiện:
- Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm.
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Khám định kỳ bệnh nghề nghiệp.
Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm:
- Hồ sơ sức khỏe cá nhân người lao động, bao gồm:
+ Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
+ Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);
+ Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có)
- Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).
(Xem chi tiết các mẫu trên tại file đính kèm)
Hiện tại, theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP chưa có quy định xử phạt đối với trường hợp không lập hồ sơ quản lý người lao động trong điều kiện làm việc bình thường, mà chỉ xử phạt đối với trường hợp không lập hồ sơ riêng biệt quản lý sức khỏe của người lao động bị bệnh nghề nghiệp.
Mức xử phạt từ 10 – 15 triệu đồng.
|
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 19/2016/TT-BYT
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP
2. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
- Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được khám sức khỏe ít nhất 01 năm/lần.
- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng/lần.
Lưu ý:
- Lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản
- Lao động làm việc trong môi trường độc hại, có nguy cơ bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Chi phí khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và điều trị bệnh này sẽ do người sử dụng lao động chi trả và được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Mức xử phạt trong trường hợp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động: từ 10 – 15 triệu đồng.
|
Căn cứ pháp lý:
- Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP
3. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Thời gian thực hiện: trước khi tuyển dụng hoặc bố trí việc làm và định kỳ.
Đây là nội dung tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (các bạn có thể tham khảo)
- Những vấn đề chung về công tác an toàn vệ sinh lao động ;
- Tổng quan về hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật, qui phạm về an toàn vệ sinh lao động ;
- Các qui định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động trong doanh nghiệp;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động ;
- Các qui định cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp cải thiện điều kiện lao động;
- Tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp;
- Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về công tác an toàn vệ sinh lao động ;
- Các qui định xử phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luật an toàn vệ sinh lao động ;…
Mức xử phạt đối với hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động: từ 1 – 20 triệu đồng
|
- Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP
4. Bố trí bộ phận an toàn, vệ sinh lao động
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
Quy mô/ngành nghề sản xuất kinh doanh
|
Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện
|
Khác
|
Dưới 50 lao động
|
Ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách
|
Ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách
|
Từ 50 đến dưới 300 lao động
|
Ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;
|
Từ 300 đến dưới 1.000 lao động
|
Ít nhất 02 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách
|
Ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách
|
Trên 1.000 lao động
|
Thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách
|
Thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 2 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách.
|
Căn cứ pháp lý: Nghị định 39/2016/NĐ-CP
5. Bố trí nhân viên y tế
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế:
Quy mô/ngành nghề sản xuất kinh doanh
|
Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng
|
Khác
|
Dưới 300 lao động
|
Ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp
|
Ít nhất 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp
|
Từ 300 đến dưới 500 lao động
|
Ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp
|
Từ 500 đến dưới 1.000 lao động
|
Ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp
|
Ít nhất 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp
|
Trên 1.000 lao động
|
Thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh
|
01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.
|
6. Tập huấn và trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy
Định kỳ, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy theo quy định và tập huấn cho người lao động theo quy định, thực tập phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Đồng thời, cần trang bị những thứ sau:
- Quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn phòng cháy chữa cháy và thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
Mức xử phạt hành chính:
- Không tổ chức thực tập phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định: 2 – 5 triệu đồng.
- Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy theo quy định: 300.000 – 500.000 đồng.
- Không tổ chức huấn luyện phòng cháy chữa cháy: 1.5 – 3 triệu đồng.
- Không trang bị các phương tiện, thiết bị theo quy định trên: 300.000 – 2 triệu đồng
Xử lý hình sự:
- Vi phạm quy định trên mà gây thiệt hại cho tính mạng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Vi phạm quy định trên mà gây hậu quả rất nghiêm trọng: phạt tù từ 03 năm đến 08 năm
- Vi phạm quy định trên mà gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: phạt tù từ 07 năm đến 12 năm
- Vi phạm quy định trên mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không đựơc ngăn chặn kịp thời: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
|
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Bộ luật hình sự 1999
Cập nhật bởi ntdieu ngày 01/08/2018 01:17:30 CH
Bỏ ưu tiên chủ đề