Hãy chứng minh tôi bị điên

Chủ đề   RSS   
  • #400623 26/09/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Hãy chứng minh tôi bị điên

    Một bài viết ẩn dụ khá hay, làm mình liên tưởng đến câu chuyện chứng minh phạm tội khi chẳng may bị tình nghi có dính líu đến vụ án.

    Khi chẳng may bạn bị tình nghi có liên quan đến một vụ án hình sự nào đó, việc bạn chứng minh mình vô tội là một điều dễ dàng và là điều tất yếu trong đa số vụ án mà bị can, bị cáo, luật sư ra sức hành động với mục đích gỡ tội, nhưng làm sao để chứng minh mình có tội?

    Dùng cách chứng minh phản chiều này để đưa ra kết luận rằng, mình không thể thực hiện hành vi phạm tội, đây có lẽ là cách mà rất ít các Luật sư bào chữa cho những người đang trong vòng lao lý, nhưng nếu biết cách dùng sẽ là hữu hiệu để giải quyết vụ án.

    Bị giam cầm một nơi bạn không nên có mặt. Nghe tưởng là ác mộng nhưng đây là câu chuyện thật. H bị chứng thần tâm thần phân liệt và ông ta thường nghe thấy những giọng nói trong đầu. Ông tới một bệnh viện tâm thần có giám sát an ninh, nơi ông dần hồi phục.

    Thuốc men giúp làm giảm các triệu chứng của ông. Nhưng làm cách nào để ông ra khỏi bệnh viện? Luật pháp chống lại ông: nó nói rằng ông phải là người chứng minh rằng ông ‘có trí não hoàn toàn bình thường’.

    Làm cách nào để bạn có thể chứng minh mình có trí não hoàn toàn bình thường khi bạn đã ở trong bệnh viện tâm thần hàng năm trời và đã bị ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe tâm thần từ khi còn nhỏ? Điều đó gần như không thể và H đối diện với nguy cơ cả đời bị giam giữ.

    May mắn cho H, năm 2001 các vấn đề nhân quyền dần được xem trọng hơn trong luật sức khỏe tâm thần của Anh quốc.

    Các quan tòa nói rằng thật không công bằng khi bắt người bệnh phải chứng minh để được ra viện. Họ nhận định, các nhà chức trách bệnh viện mới là bên phải chứng minh rằng người bệnh vẫn còn nguy cơ phát bệnh và trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.

    Nhờ có đơn kiện của H, luật được thay đổi để giúp bảo vệ nhân quyền của người bệnh tâm thần tốt hơn, bao gồm quyền không bị giam giữ và thoát khỏi gánh nặng phải tự chứng minh sự tỉnh táo của chính họ.

    Vụ việc này chỉ là một trong gần hai trăm vụ kiện trong riêng năm 2001 liên quan đến việc chăm sóc người bệnh tâm thần tại Anh. Các người bệnh đã đòi quyền được nêu ý kiến và không đồng tình đối với phương thức chữa bệnh, quyền không bị giam giữ và quyền tận hưởng cuộc sống cá nhân và gia đình ngay cả trong khuôn viên bệnh viện.

    (Sưu tầm)

     

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 26/09/2015 04:03:55 CH
     
    11839 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    MayDuong (27/08/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #400647   27/09/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bài sưu tầm này viết lủng củng và khó hiểu quá à

    Khi chẳng may bạn bị tình nghi có liên quan đến một vụ án hình sự nào đó, việc bạn chứng minh mình vô tội là một điều dễ dàng và là điều tất yếu ...  => không hiểu tại sao lại dễ dàng

    Đọc hết cả bài và không hiểu tại sao cái tiêu đề lại đặt như vậy ? Tại sao lại "hãy chứng minh tôi bị điên" ?

     
    Báo quản trị |  
  • #400666   28/09/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    Trong trường hợp này cứ gọi người nào mà bảo mình điên ra nói chuyện, nói chuyện một hồi rồi chứng minh với họ như sau:

    - Giả sử tôi bị điên nhé! Mà anh nói chuyện với tôi thì suy ra anh cũng bị điên. Mà anh điên thì anh không đủ nhận thức để khẳng định tôi điên hay không.

     
    Báo quản trị |  
  • #400667   28/09/2015

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


    "Trong mắt thằng điên ai chả điên " =))

     
    Báo quản trị |  
  • #400671   28/09/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Có thể cách dùng từ của mình làm bạn hiểu nhầm, bạn ntdieu còn nhớ phương pháp chứng minh phản chứng mà chúng ta đã học những năm cấp 3

     
    Báo quản trị |  
  • #400675   28/09/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Đọc xong bài của shin là biết rồi. Shin đã chứng minh mình 1 cách xuất sắc. :)

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #400677   28/09/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    Đọc xong bài của shin là biết rồi. Shin đã chứng minh mình 1 cách xuất sắc. :)

    Bạn Khongtheyeuemhon có ý gì đây :(

     
    Báo quản trị |  
  • #400680   28/09/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Đùa shin tí thôi, có lẽ bài của bạn hơi lùng bùng nhưng mình hiểu thế này không biết đúng không: đôi khi hãy nhìn vấn đề ở một hướng khác để tìm ra giải pháp. 

    Chẳng hạn như vụ án nổi tiếng của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, sau 8 năm tìm chứng cứ gỡ tội cho ông Chấn không thành công, người bảo vệ cho ông Chấn đã đổi phương pháp là đi tìm hung thủ giết người. Nếu có hung thủ khác giết người thì đương nhiên là ông Chấn không phải hung thủ (chứng minh trực tiếp không được thì chuyển qua gián tiếp). Và chỉ mất 2 năm đã tìm ra Lý Nguyễn Chung là hung thủ và minh oan được cho ông Chấn. 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (28/09/2015) ntdieu (28/09/2015)
  • #400687   28/09/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    Đùa shin tí thôi, có lẽ bài của bạn hơi lùng bùng nhưng mình hiểu thế này không biết đúng không: đôi khi hãy nhìn vấn đề ở một hướng khác để tìm ra giải pháp. 

    Chẳng hạn như vụ án nổi tiếng của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, sau 8 năm tìm chứng cứ gỡ tội cho ông Chấn không thành công, người bảo vệ cho ông Chấn đã đổi phương pháp là đi tìm hung thủ giết người. Nếu có hung thủ khác giết người thì đương nhiên là ông Chấn không phải hung thủ (chứng minh trực tiếp không được thì chuyển qua gián tiếp). Và chỉ mất 2 năm đã tìm ra Lý Nguyễn Chung là hung thủ và minh oan được cho ông Chấn. 

    Chính xác, ý của mình là vậy đó, việc chứng minh trực tiếp là điều thường thấy, nhưng chứng minh gián tiếp lại ít ai dùng đến, liên tưởng đến phép toán mình nói với bạn ntdieu ở trên cũng vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #400694   28/09/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Đọc bài viết của bạn Shin_butchi mình hiểu 02 vấn đề và có đôi chút góp ý:

    - Vấn đề thứ nhất, liên quan đến việc "bệnh nhân phải chứng minh mình hoàn toàn hết bệnh (tâm thần) thì mới được xuất viện". Điều này nghe có vẻ bất hợp lý vì làm sao bệnh nhân có thể cho mình "hoàn toàn sáng suốt" được. Tuy nhiên nếu hiểu theo khía cạnh "gián tiếp" thì hoàn toàn bệnh nhân có thể chứng minh được thông qua những bài test dành cho những người bị bệnh tâm thần muốn xuất viện. Việc thực hiện các bài test này đã được nhiều bệnh viên tiên tiến trên thế giới áp dụng và nội dung bài test bao gồm rất nhiều giai đoạn (nôm na như một kỳ thi tốt nghiệp), nếu vượt qua được thì bác sỹ sẽ cho xuất viện hoà nhập cộng đồng, nếu không vượt qua lại thì phải ở lại bệnh viện "ôn thi lại". Bên cạnh đó, việc xuất viện còn phải được sự đồng ý của gia đình người bệnh, cùng với sự giám sát của địa phương trong thời kỳ "hậu điều trị"... 

    - Vấn đề thứ hai, liên quan đến pháp luật hình sự thì Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền có quy định "quyền suy đoán vô tội" và quyền này đã được áp dụng rộng rãi trong hệ thống pháp luật hình sự thế giới, Việt Nam chúng ta cũng đang "bập bẹ" áp dụng điều này. Đây chính là cách "gián tiếp" như bạn Shin_butchi đề cập...Bên cạnh đó, nghi can vẫn có thể đưa ra những chứng cứ cho rằng mình ngoại phạm và đều được cơ quan tiến hành tố tụng xem xét và chứng minh có hành vi phạm tội hay không vẫn thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Vấn đề ở chỗ là trình độ của các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ cao để chứng minh việc ngoại phạm hay phạm tội hay không mới là điều đáng nói. Ở Việt Nam chúng ta, việc "trọng cung hơn trong chứng" đã trở thành tiền lệ xấu mà mầm mống oan sai thường bắt nguồn từ đây. Trong tương lai cần phải có sự cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong pháp luật hình sự nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #500658   27/08/2018

    Về việc người bị đưa vào bệnh viện tâm thần thì pháp luật hiện không có quy định rằng ai là người có trách nhiệm chứng minh người đó bị tâm thần. Xét trên thực tế thì khi bác sĩ giám định rằng tỉ lệ tâm thần của người đó là bao nhiêu thì thuộc diện tâm thần, vì vậy có thể nói rằng, bác sĩ là người kết luận và chứng minh một người có tâm thần hay không, còn người đó không có nghĩa vụ chứng minh bản thân không tâm thần. Chính vì thẩm quyền và trách nhiệm chuyên môn có thể chứng minh được tình trạng tâm thần của một cá nhân cho nên có rất nhiều trường hợp về hình sự lợi dụng việc này để trốn tránh trách nhiệm hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #500677   27/08/2018

    Việc chứng minh mình không thế có tội đó là điều thực sự khó hơn rất nhiều so với việc chứng minh mình vô tội. Cần có một vị luật sư thật sự biết rõ am hiểu, phân thích được luật pháp là nắm rõ được hành vi của bị cáo. Mặt khác, nếu không làm tốt cách chứng mnih phản chứng này có thể trở thành hành vi ngụy biện.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #500679   27/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Ý nghĩa tiêu đề mà adm đặt ra là trong bài báo mà adm đề cập ở trên thì người trong trại tâm thần muốn được thoát khỏi cảnh giam giữ ở trại thì phải chứng minh mình không bị điên. Nhưng sau đơn kiện của H công thêm nhân quyền ngày càng được coi trọng thì bây giờ người đang bị giam trng trại tâm thần vẫn được nêu lên ý kiến của ban thân, thay vì họ phải chứng minh mình tihr táo để được thoát khỏi trại thì những người muốn giam giữ họ có nghĩa vụ chứng minh được người này bị điên, nếu không chứng minh được thì không có quyền giam giữ họ nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #500746   28/08/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 347 lần


    Nói thật nếu ở Việt Nam thì việc chạy án hay bào chữa khi bị can bị cáo mắc phải một trong  các bệnh về tâm thần hoặc mất một phần năng lực hành vi dân sự  nên không làm chủ được hành vi của mình khi gây ra hành vi phạm tội. Việc chứng minh điều đó lại thuộc thẩm quyền của bên giám định pháp y là các y bác sĩ được chrir định, mà thực tế các bác sĩ này lại không hẳn là có nghiệp vuju chuyên môn cao hay phán đoán được tình trạng bệnh lý của những người này. Hiện nay khi khoa học phát triển thì việc này sẽ đc chẩn đoán qua máy móc và thiết bị công nghệ nên khá khó để lách đc.

     
    Báo quản trị |