Hậu quả pháp lý của việc sử dụng con dấu cũ?

Chủ đề   RSS   
  • #502297 15/09/2018

    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Hậu quả pháp lý của việc sử dụng con dấu cũ?

    Em có vướng mắc như sau: Nếu doanh nghiệp đã làm con dấu mới nhưng không trả lại con dấu cũ, và doanh nghiệp dùng con dấu cũ này để đóng lên các chứng từ giao dịch với ngân hàng thì có hậu quả pháp lý như thế nào? Mong Luật sư giải đáp.
     
     
    1468 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #502298   15/09/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Theo Điều 15, Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014

    Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.

    Như vậy, khi đã thông báo mẫu dấu mới theo quy định thì mẫu dấu cũ của doanh nghiệp không còn giá trị.

    Việc sử dụng mẫu dấu cũ không phát sinh trách nhiệm trước pháp luật, tuy nhiên sẽ là rủi ro cho chính giao dịch cho các bên.

    Vì con dấu bằng chứng xác nhận ý chí của doanh nghiệp trong giao dịch được xác lập bằng nội dung văn bản (nếu chỉ có chữ ký của người đại diện theo pháp luật thì không thể hiện được ý chí của doanh nghiệp).

    Giả sử:

    - Nếu người đại diện pháp luật cố tính sử dụng con dấu cũ để vay vốn ngân hàng (với tư cách là vay cho công ty); tuy nhiên khi không thanh toán được, ngân hàng mang hợp đồng ra để giải quyết tranh chấp thì công ty không chấp nhận, vì không có con dấu có giá trị hiệu lực. Nên không chứng minh được ý chí của công ty tham gia giao dịch này.

    - Nếu công ty mặc dù đóng dấu cũ nhưng cả 2 đều mặc nhiên thừa nhận ý chí khi tham gia giao dịch thì không phát sinh vấn đề;

     

     
    Báo quản trị |  
  • #502344   15/09/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    theo ý kiến cá nhân tôi thì việc này cũng đứng trên hai khía cạnh như bạn huynhthu có trả lời, nhưng rõ ràng ở đây ý chí của công ty là trên hết bởi theo quy định hiện hành của pháp luật cho phép công ty được quyền tạo mẫu dấu và chỉ việc phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh để mẫu dấu có giá trị hiệu lực khi áp dụng vào hoạt động của doanh nghiệp.

    Nhưng rõ ràng quy định cũng đã yêu cấu nếu mẫu dấu cũ do cơ quan công an cấp trước tháng 7 năm 2015 thì khi có dáu mới phải thực hiện nộp lại con dấu cũ cho cơ quan công an đã cấp. Việc không thực hiện ở đây là theo ý chí chủ quan của phía doanh nghiệp và họ có ý định khác khi vẫn sử dụng con dấu cũ. quy định này khá phổ biến chứ không phải mới lạ nên điều này nhận thấy mọi việc làm nếu sử dụng con dấu cũ là hoàn toàn có chủ ý của doanh nghiệp.

    Nếu thực hiện đúng quy định thì không nói đến, nhưng đã không trả mà cố tình sử dụng dấu cũ để giao dịch thì là doanh nghiệ sai và có chủ đích. Vậy nên nếu mang dấu đóng vào giao dịch ký kết thì giao dịch vô hiệu do có sự lừa dối và trái quy định của pháp luật. Khía canh ý chí và khía cạnh khách quan đều có nhưng dưới góc độ cá nhân tôi thi việc làm sai của doanh nghiệp là chủ yếu. Phía các đơn vị có giao dịch cần chú ý và đặc biệt là ngân hàng để tránh việc làm này của doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |