Hậu quả khi không đến Tòa án nhân Quyết định thuận tình ly hôn?

Chủ đề   RSS   
  • #64604 20/10/2010

    VUHUNGMANH

    Mầm

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2009
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 748
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Hậu quả khi không đến Tòa án nhân Quyết định thuận tình ly hôn?

        Hai vợ chồng  đã làm các thủ tục thuận tình ly hôn tại Tòa án, Thư ký Tòa hẹn bằng lời nói vào bổi hòa giải thành cuối cùng là đến ngày...tháng... mời hai người đến nhận Quyết định thuận tình ly hôn, đến hẹn (Chánh án đã ký quyết định) nhưng hai người không tới nhận vì họ không muốn ly hôn nữa. Vậy quyết định đó đã phát sinh hiệu lực chưa,  và xảy ra hậu quả pháp lý gì khi họ không đến nhận Quyết định?

        Rất mong được cộng đồng trợ giúp!!!

    dântộcViệt

     
    10108 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #64607   20/10/2010

    nguyenphong83
    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Bạn tham khảo quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao:
    9. Thuận tình ly hôn (Điều 90)

    a. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

    - Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;

    - Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

    - Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

    Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

    b. Trong trường hợp hoà giải tại Toà án mà thiếu một trong các điều kiện được nêu tại điểm a mục này thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

     Như vậy quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực ngay, họ không còn quan hệ vợ chồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #64676   20/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    @ #0072bc;">nguyenphong83

    Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP được ban hành để hướng dẫn Luật HN&GĐ năm 2000. Và tại thời điểm đó BLTTDS chưa ra đời nên thủ tục tố tụng được áp dụng là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

    Tuy nhiên, sau khi BLTTDS được ban hành thay thế Pháp lệnh trên thì Viện kiểm sát không còn quyền phản đối sự thoả thuận của các đượng sự tại Toà án nữa, và các đương sự cũng chỉ còn quyền thay đổi ý kiến đã thoả thuận trong hạn 7 ngày chứ không còn là 15 ngày như trước. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 187 BLTTDS và mục 7 phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP.

    @ #0072bc;">VUHUNGMANH
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 187 BLTTDS thì các đương sự chỉ được quyền thay đổi ý kiến về sự thoả thuận của mình trong thời hạn 7 ngày ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành.

    Hết thời hạn trên mà không có ai thay đổi ý kiến thì Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (trong trường hợp bạn nêu thì nó là Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự).

    Theo quy định tại Điều 188 BLTTDS thì quyết định này có hiệu lực ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

    Như vậy, đối chiếu với trường hợp bạn nêu thì mặc dù vợ chồng không muốn ly hôn nữa, nhưng họ không thực hiện quyền thay đổi ý kiến trong thời hạn luật định và thông báo cho Toá án biết nên quyết định của Toà án đương nhiên phát sinh hiệu lực. Quan hệ hôn nhân của họ chấm dứt về mặt pháp lý. Nếu muốn tiếp tục chung sống với nhau và được pháp luật thừa nhận, họ phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn.

    Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 187 BLTTDS thì Toà án có nghĩa vụ phải gửi quyết định trên cho vợ chồng trong thời hạn năm ngày kể từ ngày ban hành. Vậy nên việc họ không đến Toà án để nhận quyết định không xảy ra hậu quả pháp lý gì.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 20/10/2010 05:34:26 PM Tạo link

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #64681   20/10/2010

    nguyenphong83
    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cảm ơn ý kiến đóng góp của BachThanhDC.
     
    Báo quản trị |