Hành vi xúi giục người khác phạm tội của trẻ em, có xem là tình tiết tăng nặng không?

Chủ đề   RSS   
  • #154425 11/12/2011

    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Hành vi xúi giục người khác phạm tội của trẻ em, có xem là tình tiết tăng nặng không?

    Trẻ em xúi giục nhau phạm tội, xử sao?

    “Xúi giục người chưa thành niên phạm tội” là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội được quy định tại điểm n khoản 1 Điều 48 BLHS.

    Tuy nhiên, có một vấn đề mà cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chính thức của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Đó là cơ quan tố tụng có được áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với người chưa thành niên hay không.

    Chẳng hạn, A mới 14 tuổi ba tháng, có mâu thuẫn với một thiếu niên khác nên đã xúi giục B (dưới 16 tuổi) đi đâm nạn nhân để trả thù giùm mình. B nghe lời A nên vác dao tìm đâm nạn nhân tử vong. Sau đó, A và B cùng bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội giết người. Vậy cơ quan tố tụng có được áp dụng tình tiết tăng nặng là “xúi giục người chưa thành niên phạm tội” đối với A hay không?

    Về vấn đề này, một số thẩm phán cho rằng người có hành vi xúi giục người chưa thành niên phạm tội bao gồm cả người đã thành niên và chưa thành niên. Bởi lẽ trong cả BLHS, không hề có một dòng quy định nào loại trừ trách nhiệm của người chưa thành niên với tình tiết tăng nặng “xúi giục người chưa thành niên phạm tội”. Những người theo quan điểm này còn dẫn chứng: Trước khi có BLHS năm 1999, TAND Tối cao đã từng có công văn hướng dẫn nghiệp vụ xét xử của các tòa cấp dưới theo quan điểm này.

    Tuy nhiên, cũng có những thẩm phán khác theo quan điểm ngược lại: Chỉ có thể áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với người đã thành niên phạm tội, nếu áp dụng đối với bị cáo chưa thành niên là gây bất lợi cho họ. Hiện nay trong khi chưa có hướng dẫn chính thức bằng nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về vấn đề này thì khi xét xử, các thẩm phán cần phải áp dụng nguyên tắc suy đoán theo hướng có lợi cho bị cáo, đặc biệt là người chưa thành niên phạm tội.

    Trong tình hình người chưa thành niên phạm tội có chiều hướng gia tăng, vấn đề nêu trên tuy không mới nhưng vẫn đang rất cần có sự giải thích, hướng dẫn chính thức của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Không những việc xử lý của cơ quan tố tụng sẽ được thống nhất mà còn đảm bảo được sự công bằng đối với các bị cáo chưa thành niên có hành vi xúi giục người chưa thành niên khác phạm tội.

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    14031 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #154718   13/12/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào nganle89!

    Đúng là TANDTC đã có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về vấn đề này, đó là Công văn số 16/1999/KHXX. Cụ thể là tại mục 24 Phần I: 

    24. Tình tiết tăng nặng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật hình sự "xúi giục người chưa thành niên phạm tội" có áp dụng đối với trường hợp người xúi giục cũng là người chưa thành niên hay không?

    Điều 57 Bộ luật hình sự quy định: "Người chưa thành niên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của phần chung Bộ luật không trái với những quy định của chương này". Trong Chương VII Phần chung Bộ luật hình sự "Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội" không có quy định nào loại trừ việc áp dụng các tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật hình sự nói chung và tình tiết "xúi giục người chưa thành niên phạm tội" quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nói riêng. Tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật hình sự chỉ quy định "xúi giục người chưa thành niên phạm tội: là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội, chứ cũng không quy định người xúi giục phải là người thành niên; Vì vậy, nếu người chưa thành niên phạm tội mà có hành vi xúi giục người chưa thành niên khác phạm tội, thì khi xét xử Toà án phải áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: "xúi giục người chưa thành niên phạm tội" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật hình sự đối với họ.

    Tuy rằng đây chỉ là một công văn, nhưng nó được ban hành bởi cơ quan cao nhất trong hệ thống các cơ quan xét xử của Việt Nam, hướng dẫn để các Tòa án địa phương áp dụng thống nhất trong cả nước. Vì vậy nó phải được coi là quan điểm chính thống của ngành Tòa án mà các Tòa án địa phương phải tuân theo.

    Mặt khác tuy nó hướng dẫn các quy định của BLHS năm 1986 nhưng đó là hướng dẫn mang tính đường lối. Tình tiết tăng nặng "Xúi giục người chưa thành niên phạm tội" tại Điều 39 BLHS 1986 được bê nguyên vào Điều 48 BLHS 1999; Điều 57 BLHS 1986 chẳng có khác gì về mặt nội dung so với Điều 68 BLHS 1999; hướng dẫn trên cũng đã lý giải rất rõ ràng và thuyết phục vì sao người chưa thành niên xúi giục người chưa thành niên khác phạm tội vẫn bị áp dụng tình tiết tăng nặng này. Vậy mà không hiểu vì sao một số Thẩm phán lại có quan điểm ngược lại và đòi hỏi phải có hướng dẫn chính thức bằng một Nghị quyết của HĐTP trong khi nó là hướng dẫn chính thức rồi đấy.

    Thân ái!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 13/12/2011 03:39:49 SA

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    nganle89 (14/12/2011)