Hành vi xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #615690 27/08/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26668
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 550 lần
    SMod

    Hành vi xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

    Trường hợp một người có hành vi xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    Trước tiên, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật an ninh mạng 2018 có nêu rõ, nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

    Đồng thời, tại Điều 16 và Điều 18 Luật an ninh mạng 2018 cũng có quy định hành vi xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc là một trong những dạng thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bị nghiêm cấm.

    Theo đó, sẽ tùy theo tính chất và mức độ hậu quả của hành vi đó mà cá nhân có hành vi xúc phạm lãnh đạo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

    (1) Xử phạt hành chính hành vi xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo trên mạng xã hội

    Căn cứ khoản 7 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

    “7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Tuyên truyền, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

    Từ quy định nêu trên, có thể thấy, hành vi sử dụng hình ảnh, video để bôi nhọ, xúc phạm lãnh tụ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị buộc phải gỡ thông tin xuyên tạc và có thể tịch thu phương tiện vi phạm.

    (2) Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo

    Trường hợp nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người xúc phạm lãnh đạo có thể bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân quy định tại Điều 331 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 như sau:

    - Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    - Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    Theo đó, đối với hành vi xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội thì có thể bị xử phạt lên đến 07 tù.

    Ngoài ra, trường hợp chứng minh được người vi phạm có dấu hiệu chống phá Đảng và Nhà nước thì có thể phải chịu thêm nhiều tội danh khác thuộc Chương XIII của Bộ Luật Hình sự 2015.

    Trong đó, tại Điều 108 Bộ Luật Hình sự 2015 có nêu rõ, công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

     
    887 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận