Vào ngày 22/2/2013 cũng là ngày mà Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đi thị sát kiểm tra tình hình tổ chức lễ hội tại các khu vực trên toàn quốc, nơi mà ông chọn đến đầu tiên là Quần thể chu Bái Đính (Ninh Bình) - ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á và cũng có thời gian tổ chức lễ hội dài nhất là từ tháng Giêng đến tháng Ba Âm lịch.
Có đi thị sát thì mới biết tình hình thực tế nó như thế nào, nói chung có 2 vấn đề làm mình ấn tượng nhất:
-
Thứ nhất là dùng thang cây treo tường vào chùa
Thật là không hiểu những người này đi chùa vì lý do gì, đã đi mà còn sợ phải đi xa, leo trèo mệt nên đành bỏ ra 100.000 cho một người dẫn đường và 2000/lượt treo tường.
Trong khi chùa có chuẩn bị xe điện để chuyên chở khách viếng chùa và tham quan vào tận khu vực trung tâm.
-
Thứ hai là cảnh nhét tiền vào tay vào miệng tượng phật, nói chung là chỗ nào nhét được thì nhét.
Không hiểu sao trong chùa ở nhiều khu vực đều đặt các hòm công đức để người viếng chùa đều có thể bỏ tiền công đức vào xem như cúng chùa nhưng họ lại không thích như thế mà thích đưa tận tay phật hơn thì phải.
Nhét vào tay, vào tai, vào miệng thậm chí cả vào mũi. Nếu mà phật có "sống lại" hay hiển linh thì chắc cũng "chết" vì ngộp thở.
Tôi không hiểu vì sao người ta có thể coi đồng tiền của đất nước lại rẻ rúng đến vậy khi có thể rải khắp nơi trong khi còn rất nhiều người đang phải mưu sinh và kiếm từng đồng.
Trở lại với truyền thống xưa, việc tiền công đức và tiền giọt dầu là một việc làm đẹp và có văn hóa. Người xưa đến chùa bỏ tiền công đức vào đúng nơi, tiền giọt dầu thì để lên đĩa và trao cho nhà sư của chùa một cách thành kính.
Còn ngày nay tôi thực sự đau lòng khi đến nhiều nơi thấy tiền trải đầy ra đất dày đến chục phân. Sự thành kính với các thần linh ở đâu? Và tại sao họ lại không đưa trực tiếp cho các vị sư ở chùa mà phải nhét tiền trực tiếp vào tượng như vậy?Đây l
Đây là lời bộc bạch của GS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam
Người dân đang đến với lễ hội dường như chỉ để là cầu tài, cầu lộc nhiều hơn là việc đi lễ hội để biết những ý nghĩa văn hóa xâu xa và hướng thiện mà ông cha đã thầm gửi gắm trong đó. Tôi thấy rằng ngày nay các lễ hội lớn đã mất đi phần lớn điều này và chỉ còn giữ lại ở một vài nơi trong các hội làng nhỏ.
Hãy thử nghĩ khi chính những vị trụ trì chùa và chủ đền yêu cầu người dân không đốt vàng mã và giải thích theo đúng quan niệm Phật giáo thì liệu người dân liệu có không dám tuân theo?
Lâu nay chúng ta quản lý nhưng chưa thực tin và tôn trọng những người làm chủ nơi tín ngưỡng thờ cúng. Tôi đã gặp rất nhiều người và họ đều có chung ý kiến rằng: “Nếu nhà nước quy định và nhờ họ làm, họ đều sẵn sàng làm theo nếu đúng theo tín ngưỡng văn hóa và có lợi cho lợi ích chung của xã hội. Có những điều có lợi cho họ, nhưng không phải cái gì cứ có lợi thì họ làm".
Còn cấm, tôi cho rằng không cơ quan nhà nước nào có thể cấm một cách triệt để khi người dân chưa hiểu. Có rất nhiều nơi xin nói thẳng là người đến cúng họ nộp luôn tiền cho những ông chủ đền tiền phạt nếu đoàn kiểm tra đến. Tiền nộp sẵn rồi, họ làm thoải mái những gì họ muốn và cho là đúng.
Cứ như vậy pháp luật sẽ ngày càng bị nhờn trong ý thức của người dân và đôi khi chính những lệnh cấm như vậy lại càng tiếp tay cho một số lớp người trục lợi.
Tham khảo từ VNN