Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng

Chủ đề   RSS   
  • #613405 28/06/2024

    Thuha0103

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:19/04/2024
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng

    “Bạo lực gia đình” không chỉ là những hành vi đối với những người trong gia đình, vợ chồng. mà đối với những người đang chung sống như vợ chồng cũng có những hành vi bạo lực này. Và cụ thể những hành vi gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng được quy định cụ thể như sau:

    1. Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng

    Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

    “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.”

    Ngoài ra, tại mục 3.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng Chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật hình sự" thì việc chung sống với nhau như vợ chồng được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm, xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung.

    Các hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng được quy định tại Điều 3 Nghị định 76/2023/NĐ-CP như sau:

    - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

    - Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

    - Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

    - Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

    - Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

    - Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn.

    - Cô lập, giam cầm.

    - Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

    - Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực.

    - Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

    - Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

    - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.

    - Bỏ mặc, không quan tâm.

    - Cưỡng ép, cản trở kết hôn.

    - Cưỡng ép học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần.

    2. Điều kiện đối với người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình

    Căn cứ Điều 24 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì để trở thành người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cần đáp ứng những điều kiện như sau:

    - Năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình được quy định như sau:

    + Có đủ sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền kết luận theo quy định của pháp luật về khám sức khỏe;

    + Chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

    - Trình độ từ đại học trở lên về ngành, nhóm ngành, lĩnh vực đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp được quy định như sau:

    + Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có bằng đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; xã hội học; công tác xã hội;

    + Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên;

    + Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; công tác xã hội;

    + Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; xã hội học; công tác xã hội;

    + Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành, nhóm ngành, lĩnh vực phù hợp với dịch vụ cung cấp.

    -  Trường hợp cơ sở đăng ký cung cấp nhiều dịch vụ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì người đứng đầu phải đáp ứng quy định tại khoản 1 và ít nhất một trong các trình độ quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều 24 Nghị định 76/2023/NĐ-CP.

    Hành vi bạo lực gia đình là hành vi cần lên án một cách mãnh liệt bởi “bạo lực gia đình thì chỉ có lần và vô số lần”. Để giúp những người bị bạo lực gia đình thoát khỏi thì đã xuất hiện các cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình và để trở thành người đứng đầu những cơ sở này cần đáp ứng những điều kiện như trên.

     
     
    236 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận