Hành trình đi tìm công lý

Chủ đề   RSS   
  • #205708 07/08/2012

    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Hành trình đi tìm công lý

                Hành trình 7 năm đòi công lý cho “lính” của ông chủ Vườn Mít

     Hanh trinh 7 nam doi cong ly cho “linh” cua ong chu Vuon Mit

    (Dân trí) - “Thấy người bị nạn mà không cứu là vi phạm pháp luật, về đạo lý thì lương tâm cắn rứt” - đó là lời tâm sự của ông Tuân, người đã lặn lội suốt 7 năm đi tìm công lý cho người làm thuê Lê Bá Mai.

     “Kỳ án” vườn mít, bị cáo Lê Bá Mai được tòa án Bình Phước tuyên vô tội sau 2 lần kết án tử hình gây xôn xao dư luận. Nước mắt của người bị kết án oan và gia đình đã rơi… Nhưng càng xúc động hơn khi biết trong vụ án đó có một ông chủ đã ròng rã 7 năm qua âm thầm vượt qua bao khó khăn để đi tìm công lý cho người làm thuê của mình. Ông là Dương Bá Tuân, chủ trang trại Vườn Mít (xã An Khương, huyện Bình Long), nơi xảy ra vụ án.

    Ông chủ tốt bụng...

    Năm 2005, Lê Bá Mai (sinh năm 1982, quê Thanh Hóa) bị tòa sơ thẩm Bình Phước cáo buộc là kẻ đã dùng vũ lực để thực hiện hành vi hiếp dâm và giết chết cháu gái 11 tuổi tại khu vực vườn mít xã An Khương, Bình Long, Bình Phước. Mai sau đó đã bị tòa sơ thẩm Bình Phước, tòa tối cao tại TPHCM tuyên phạt án tử hình. Bị cáo kêu oan, và VKS Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, tòa sơ thẩm Bình Phước mở lần 2 và tuyên Mai vô tội.

    Mai được tuyên vô tội sau 2 lần bị kết án tử

    Gặp Mai sau 2 ngày chàng trai này được tòa án tỉnh Bình Phước tuyên vô tội. Giữa phố phường Sài Gòn hối hả, cái gì đập vào mắt Mai cũng đều xa lạ. Tại đây, tôi được gặp ông Dương Bá Tuân, ông chủ đồng thời là người đã tái sinh Mai lần 2 trong đời.

    Ông Tuân kể, gia đình ông ở TPHCM nhưng có một trang trại trên Bình Phước và giao cho đứa em trực tiếp quản lý. Năm 2001, trong một lần lên thăm trang trại, ông Tuân thấy có người mới nên hỏi. Đứa em bảo đấy là Mai, làm thuê cho một chủ vườn 4 tháng nhưng bị chủ vườn quỵt lương. Trong lúc cù bơ cù bất, một người biết hoàn cảnh của Mai đã giới thiệu cho người quản lý trang trại của ông Tuân.

    Ban đầu, ông Tuân không vui vì đứa em mình nhận người làm không có giấy tờ tùy thân, không nói, không cười, mặt lầm lầm, lì lì… trông nhếch nhác, đói rách không khác một gã ăn mày. Rồi ông Tuân nghĩ, Mai nghèo, đói, không cắc bạc dính túi thì biết đi đâu được. Hơn nữa, trông hắn không khéo léo thì có đi nơi khác cũng không ai nhận nên ông miễn cưỡng gật đầu.

    Đáp lại lòng tin đó của ông chủ, Mai đã dốc sức làm việc. Thấy Mai siêng năng, ông Tuân cho Mai làm quản công. Nhưng Mai vẫn cắm cúi làm như ngày trước. Mai làm nhanh lắm, thậm chí xong việc rồi, Mai quay lại làm rước cho người khác. Từ những cử chỉ, bản chất đó của Mai nên ông Tuân càng ngày càng ấn tượng “kẻ làm thuê đặc biệt” này. Ông Tuân kể: “Nó chỉ biết làm và làm. Không mánh lới, nịnh bợ. Nếu không chú tâm theo dõi, thì không ai chấp nhận thằng này. Thế mà lại có chuyện oan nghiệt xảy ra…”

    ... và hành trình giải oan cho “lính”

    Lúc vụ án xảy ra, ông Tuân đang ở TPHCM thì nhận được cú điện thoại cho biết Mai bị công an xã bắt. Ông Tuân kể: “Khi xảy ra sự việc, tôi đọc được câu chuyện. Đây là mối thù nhỏ nhen mà một người đã gây hấn với Mai cách đó một năm gây nên. Từ cái sai ban đầu của cấp dưới trong việc khai báo gian dối dẫn đến cái sai của cả một hệ thống. Tôi biết rõ tính Mai không thể làm chuyện đó”.

    Phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất, tòa tuyên án tử hình mà Mai cứ cười vui vẻ, trong khi lòng ông Tuân thì đau như thắt. Sau khi phiên tòa kết thúc 1 tuần, ông Tuân cứ loay hoay suy tính mọi cách để tìm giải pháp cứu Mai. Ông Tuân đi nhờ luật sư tư vấn. Khi luật sư tiếp cận thì bị Mai đuổi ra. Mai bảo như quát với luật sư: “Tôi làm tôi chịu, mắc mớ gì tới ông” khiến luật sư nản. Luật sư Trịnh Thanh vào “dụ” 3 lần Mai mới chịu nói hết nỗi oan ức của mình.

    Xong “bài toán” với Mai, ông Tuân tìm cách liên lạc với ông Lê Bá Triệu. Biết gia đình Mai nghèo, ông Tuân phải ra bưu điện chuyển tiền cho ông Triệu mua vé xe vào TPHCM và hướng dẫn ông lên Bình Phước để tìm đến nơi đang tạm giam Mai. Với bản tính của người nông dân, chất phác của miền quê, ông Triệu luôn xử lý sự việc đủng đỉnh… Chưa hết, ông còn tiết kiệm quá mức. Bắt xe từ Thanh Hóa vào Bến xe miền Đông, trong khi ông Tuân đang nóng sôi lửa bỏng trông gặp ông Triệu, thì ông Triệu sợ tốn tiền, đi bộ từ bến xe về nhà ông Tuân.

    Năm lần bảy lượt ngược xuôi Bình Phước - TPHCM, ông Triệu đều được người của trại giam thông báo con ông đã làm đơn kháng cáo. Ông Triệu yên tâm, nhưng ông Tuân chẳng yên lòng, đưa tiền tiếp cho bố Mai lên gặp trực tiếp tòa. Tại tòa, ông Triệu quỳ nói, Mai là đứa con trai duy nhất của ông, ông tin con mình bị oan nên xin cho Mai được kháng cáo. Người phía tòa nghe xong, nói con ông đã kháng cáo rồi. Ông không chịu, xin thư ký tòa xem hồ sơ cho kỹ. Cuối cùng viên thư ký lục tìm hồ sơ, xem xong mới nói xin lỗi ông vì lầm vụ khác, Lê Bá Mai chưa có đơn kháng cáo. Khi ấy, chỉ còn một ngày nữa là hết thời hiệu kháng cáo của Mai. Ông Tuân bảo ông Triệu bắt xe lên ngay trại giam xin kháng cáo cho Mai thì lần này ông Triệu lặn mất tăm.

    Mai và ông chủ, người đã tái sinh Mai lần 2 trong đời

    Tình thế nguy kịch, ngay trong ngày, ông Tuân cùng luật sư đến trại giam xin được gặp lãnh đạo trại. Phó trại giam cho biết Mai vừa có đơn kháng cáo. Và, đơn kháng cáo của Mai được gửi đi trong thời điểm hiệu lực kháng cáo chỉ còn vài tiếng đồng hồ… Ngay sau khi TAND Bình Phước tuyên Lê Bá Mai vô tội, cả khán phòng như òa vỡ với niềm vui. Ông Tuân thở phào, rơm rớm nước mắt. Liền sau đó, ông dắt cả đại gia đình về trang trại làm một bữa liên hoan rồi đưa Mai thẳng xuống TPHCM khám chữa bệnh.

    Vậy là, “sứ mệnh” của ông Tuân đã hoàn thành. Ông thừa nhận việc ông làm xuất phát từ tình người. “Thấy người bị nạn mà không cứu, về luật thì mình vi phạm, về đạo lý thì lương tâm không cho phép”. Khi Mai vướng vào vòng lao lý, ông Tuân hoàn toàn bỏ bê công việc. Trang trại ông giao hẳn cho đứa em quản lý, ông tập trung lo tìm cách minh oan cho Mai. Cả một hành trình dài 7 năm như thế, ông Tuân đã lo cho Mai và gia đình ông Triệu từ tinh thần, đường lối, vật chất… Những lúc hết tiền, ông Tuân cũng phải đi mượn để trang trải chi phí. Thậm chí, có lần giữa đêm mưa giông, bùn lầy bì bõm, ông phải lặn lội đến chỗ cháu Thị Út chết thắp nhang, cầu xin hồn cháu thiêng thì về chứng minh cho Mai vô tội.

    Bảy năm Mai bị giam, bụng ông Tuân nóng như lửa đốt. Thấy ông không lo làm mà chú tâm vào “phá án”, nhiều bạn bè động viên cũng có và cũng không ít người khuyên ông nên bỏ cuộc… Nhưng may mắn trong suốt hành trình 7 năm đi cứu đứa làm thuê ấy, ông Tuân được sự hậu thuẫn, động viên của vợ. “Vợ tôi bảo, nếu bán tài sản, đất đai mà cứu được thằng Mai thì cứ bán. Nghe vợ nói vậy mà lòng mình vui không tả. Tôi thấy càng có thêm niềm tin…”, ông Tuân thổ lộ.

    Cuối cùng, hành trình đi tìm công lý cho người làm thuê của một ông chủ đã kết thúc có hậu. Thế nhưng, mồ hôi, nước mắt và những đêm trắng lo về tương lai cho “người dưng” của ông Tuân chưa hẳn đã kết thúc…

    Công Quang

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    5211 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    thuonggia78 (20/08/2012) ThanhLongLS (10/08/2012) boyluat (10/08/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #206449   10/08/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Thật sự anh chàng này quá may mắn khi được "làm công" cho một ông chủ như thế này.

    Đa số các người chủ khác nếu có lương tâm cũng chỉ giúp bằng vật chất hoặc ủng hộ cả sức lực và tinh thần trong giai đoạn đầu và chắc là sẽ bỏ dở nếu không nhận được sự hợp tác từ chính nạn nhân và người nhà nạn nhân chứ chả có mấy ông chủ lại như người "làm công" cho nhân viên như vậy.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/08/2012)
  • #208421   20/08/2012

    buigiabaoviet
    buigiabaoviet
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2009
    Tổng số bài viết (197)
    Số điểm: 2774
    Cảm ơn: 91
    Được cảm ơn 180 lần


    Thật tuyệt vời! Công Quang kể rất hay, tôi đọc mà say mê theo câu chuyện, cứ như là xem cổ tích vậy. Cám ơn LS Cường đã đưa câu chuyên vào đây rất đúng nơi đúng lúc.Tôi cũng đã đọc bài :"Đằng sau vụ án tử hình" của LS. Tạo cho tôi thêm niềm hy vọng vì Tôi cũng có 1 hành trình "nhỏ xíu" chỉ mới 3 năm thôi và đang mõi mòn chờ đợi kết quả của công lý ? Dù thế nào tôi cũng mĩm cười như Mai và ko tiếc công sức bấy lâu nay mà mọi người cũng khuyên tôi "bỏ cuộc" họ nói luật pháp mà theo tới cùng là khó lắm!

     "Kỳ án" nầy thật hiếm có giữa thời thế hiên nay: từ TỬ HÌNH trở thành VÔ TỘI một khoản cách không những quá xa mà còn đảo ngược. Như vậy người ngồi cầm cân công lý nghĩ gì với cái CƯỜI của Mai khi Tòa tuyên án TỬ HÌNH. Một tuyên án vội vàng, giết chết mạng người mà xem xét chưa đến nơi đên chốn là sao???. Nếu không có ông chủ tốt bụng và giàu có để lo thì Mai đã chết vì nghèo và thiếu hoc chứ không phải chết vì HIẾP DÂM và GIẾT NGƯỜI. Thật vô cùng buồn!!!

    Một bài học điển hình còn sờ sờ đó, vậy mà sau nó vẫn còn và còn mãi ...Trong câu chuyện trên Tôi tin tưởng ông Tuân sễ được " luật nhân quả" bù đấp xứng đáng ở đời nầy và mãi kiếp sau. Qua việc làm của ông Tuân cho thấy ngoài tấm lòng Bác ái của ông có sự mầu nhiệm vô hình nào đó thôi thúc ông mạnh mẽ như vậy. Cứ tin răng kiếp trước Ô. Tuân cũng đã được Mai cứu ông như thế...Mong rằng  xã hội nầy sẽ có nhiều tấm lòng như ô Tuân trong câu chuyên kể trên.

    Tthân chào.

    Email: buigiabaoviet@gmail.com

    DĐ: 01689.612.479

     
    Báo quản trị |