Hành khách có được bồi thường khi xe khách gặp tai nạn

Chủ đề   RSS   
  • #490568 28/04/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Hành khách có được bồi thường khi xe khách gặp tai nạn

    Với những vụ tai nạn giao thông xảy ra với xe khách thì một câu hỏi được đặt ra là liệu những hành khách đi trên xe có nhận được bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.

    Chúng ta xét đến mối quan hệ dân sự, từ đầu giữa những người khách và chủ xe đã phát sinh quan hệ hợp đồng vận chuyển hành khách. Và thường được xác lập bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể trong đó có vé thường là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên. (Điều 523 Bộ luật Dân sự 2015).

    Theo đó, trong trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật

    Những thiệt hại khách hàng được bồi thường bao gồm:

    * Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm tại Điều 590 được tính như sau:

    - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    - Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    * Những tổn thất về tinh thần tại Khoản 2, Điều 590 BLDS 2015:

    - Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    * Nguyên tắc bồi thường: Những thiệt hại trên được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời và toàn bộ. Các vấn đề liên quan đến bồi thường các bên được tự do thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    >>> Như vậy, với những quy định trên, hành khách bị thiệt hại hoàn toàn có quyền được yêu cầu bồi thường.

    Trường hợp thỏa thuận giữa hai bên không giải quyết được vấn đề thì khách có quyền khởi kiện ra tòa án nơi chủ xe cư trú để yêu cầu bồi thường.

     
    2078 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #490655   30/04/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Thật ra thì mỗi nhà xe cũng có nguyên tắc, hợp đồng vận tải riêng, do đó, nếu có vấn đề thì căn cứ vào hợp đồng. Tuy nhiên, trong hợp đồng cũng có nguyên tắc như căn cứ pháp lý bạn nêu trên. Bài viết rất bổ ích bạn nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #490667   30/04/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Thực tế là hợp đồng vận chuyển hành khách là dạng hợp đồng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày và đa số thể hiện dưới hình thức bằng miệng. Trong quá trình vận chuyển nếu xảy ra những tai nạn không nghiêm trọng thì đa số hành khách đều "chia buồn" cho nhà xe chứ không quan tâm tới bản thân mình có được bồi thường hay không. Còn nếu hợp đồng vận chuyển hành khách có văn bản, điều khoản cụ thể hoặc nếu xảy ra những tay nạn nghiêm trọng thì lúc ấy họ mới quan tâm tới trách nhiệm bồi thường của phía bên vận chuyển.

     
    Báo quản trị |  
  • #490699   30/04/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    -        Theo quy định tại Điều 528 Bộ luật dân sự năm 2015 thì :

    “Điều 528. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    1. Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    3. Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.”

    Như vậy, trong trường hợp khi xe khách gặp tai nạn do lỗi của người điều khiển phương tiện gây ra làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của hành khách thì bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và Khi hành khách ngồi trên xe nghĩa là giữa khách và chủ xe đã phát sinh quan hệ hợp đồng vận chuyển hành khách nên Hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường thiệt hại còn nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc chủ xe trốn tránh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hành khách gặp nạn hoặc người đại diện của hành khách này có thể khởi kiện chủ xe ra TAND cấp huyện nơi chủ xe cư trú (hoặc có trụ sở) để được giải quyết.

    Về các nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015:

    “Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

    1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

    3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

    4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

    5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

     
    Báo quản trị |