Ngày 20/10/2022, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội nhất trí lùi thời gian thực hiện cải cách tiền lương, đồng thời đồng ý với mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho cán bộ, công chức, viên chức tạo tiền đề để cải cách tiền lương vào các năm sau.
Việc tăng lương cơ sở sẽ kéo theo hàng loạt các đối tượng lao động, chính sách tiền lương cũng như cho thấy tầm quan trọng của quản lý, cải cách và sử dụng tiền tệ đối với thị trường.
Mức lương cơ sở là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở là mức dùng làm căn cứ tính lương của cán bộ, công chức, viên chức được tính theo các tiêu chí như:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác.
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Ngoài ra, từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Đồng thời mức lương cơ sở sẽ được thay đổi khi Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Sau khi trình bày với Quốc hội về việc tăng mức lương cơ sở để phù hợp với nhu cầu và tình hình kinh tế đất nước. Và cũng tạo đà để cải cách tiền lương toàn xã hội. Quốc hội đã đồng ý với ý kiến tăng lương cơ sở lên 0.8 lần theo đề xuất được nêu tại Quyết định 19/2022/QĐ-TTg tức là lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2023 nâng lên đến 1.800.000 đồng/tháng.
Hiện trạng mức lương cơ sở hiện nay
Quyết định tăng lương cơ sở sẽ ảnh hưởng lớn đến người lao động đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, sức mua thị trường cũng được đẩy mạnh để chống lạm phát từ tác động của nền kinh tế thế giới.
(1) Đối tượng chính của tăng lương cơ sở bao gồm bao gồm:
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chính sách tăng lương cơ sở đa phần là những người thuộc lĩnh vực bảo hiểm ở các ngành. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP bao gồm:
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
(2) Nguyên nhân tăng lương cơ sở
Nhìn chung, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nêu trên còn thấp, tình trạng một bộ phận không nhỏ các đối tượng này nghỉ việc. Vì thế, tăng lương cơ sở là điều tất yếu phù hợp với hiện tại.
Trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện nhiều giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19, đặc biệt là tình hình chính trị thế giới và diễn biến giá cả, lạm phát của nhiều nước biến động ảnh hưởng các nước trên thế giới trong đó có nước ta.
Chỉ số tiêu dùng tăng tuy nhiên mức lương cơ sở không điều chỉnh tăng mức lương cơ sở làm cho đời sống của người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn.
Tác động của việc tăng lương cơ sở
Bộ Nội vụ cùng Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng, tăng 20,8%, là mức tiệm cận với cải cách tiền lương.
Tác động lớn nhất và điều hành nền kinh tế vĩ mô đó chính là tác động đối với thị trường. Qua đó, điều chỉnh lương cơ sở sẽ tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2023, làm tăng sức mua, tạo dòng chảy tiền tệ cho sản xuất, kinh doanh được nâng cao.
Từ đó, nâng cao đời sống của đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức lên khi lương cơ sở được tăng. xứng đáng với đóng góp, công sức của các đối tượng này. Giữ chân các cán bộ, công chức giỏi bằng việc tăng lương.
Nếu việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức có hiệu quả tích cực đến thị trường và phù hợp với đời sống của bộ phận này. Sẽ tạo tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương cho cả nước và thực hiện các chính sách tiền lương khác.
Việc điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công có ý nghĩa hết sức to lớn trong bối cảnh hiện nay. Góp phần chia sẻ với những khó khăn trong cuộc sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.