Hàng hóa, dịch vụ nào được áp dụng mức thuế suất GTGT 5%?

Chủ đề   RSS   
  • #617577 17/10/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 19364
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 417 lần


    Hàng hóa, dịch vụ nào được áp dụng mức thuế suất GTGT 5%?

    Mức thuế suất GTGT 5% áp dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ nào? Thuế GTGT là thuế gián thu hay thuế trực thu?

    (1) Mức thuế suất GTGT 5% áp dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ nào?

    Thông thường, mức thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng cho các loại hàng hóa và dịch vụ là 10%. Tuy nhiên, có một số loại hàng hóa và dịch vụ chỉ áp dụng mức thuế suất GTGT là 5%.

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016, các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây được áp dụng mức thuế suất GTGT 5%:

    - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

    - Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;

    - Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;

    - Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016;

    - Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;

    - Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016;

    - Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;

    - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;

    - Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

    - Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;

    - Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;

    - Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016;

    - Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ;

    - Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.

    Như vậy, những loại hàng hóa, dịch vụ nêu trên được áp dụng mức thuế suất GTGT 5%.

    (2) Ai là người nộp thuế GTGT?

    Theo quy định tại Điều 4 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016, người nộp thuế GTGT bao gồm:

    - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

    - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu GTGT.

    Như vậy, các đối tượng theo quy định trên phải nộp thuế giá trị gia tăng, việc quy định rõ ràng người nộp thuế GTGT tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quản lý thuế.

    (3) Thuế GTGT là thuế gián thu hay thuế trực thu?

    Hiện nay, pháp luật không quy định về khái niệm thuế gián thu hay thuế trực thu, tuy nhiên có thể hiểu:

    - Thuế gián thu: Là loại thuế mà người chịu thuế không phải là người nộp thuế. Loại thuế này được các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước bằng cách cộng số thuế vào giá bán, người tiêu dùng là người chịu khoản thuế này.

    - Thuế trực thu: Là loại thuế mà người chịu thuế đồng thời cũng là người nộp thuế. Thuế này được thu trực tiếp từ khoản thu nhập hoặc lợi ích mà các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nhận được.

    Theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2016, thuế GTGT được quy định như sau:

    Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

    Theo đó, thuế GTGT là loại thuế lưu thông đến tiêu dùng, tức là người tiêu dùng là người chịu khoản thuế GTGT. Như đã đề cập ở trên, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

    Do đó, có thể hiểu, thuế GTGT là loại thuế gián thu, khi người nộp thuế là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, còn người chịu thuế là người tiêu dùng.

     
    61 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận