Hàng giả! Hàng nhái! Vấn nạn cho những thương hiệu lớn

Chủ đề   RSS   
  • #585464 19/06/2022

    Hàng giả! Hàng nhái! Vấn nạn cho những thương hiệu lớn

    Trong thời buổi hiện đại ngày nay, nhiều thương hiệu lớn được hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ về nhiều lĩnh vực như đồ chơi, vật dụng dùng trong nhà, thời trang như LEGO, Louis Vuitton, Dior,... Song song với sự phát triển mạnh mẽ đó thì vẫn có những mặt hạn chế khác, đặc biệt là về vấn đề hàng giả.

    Vậy hàng giả, hàng nhái là gì? Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định về hàng giả bao gồm:

     

    “Điều 3. Giải thích từ ngữ

    ...

    7. “Hàng giả” gồm:

    a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

    b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

    c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

    d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

    đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

    e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.”

     

    Nhà nước không chỉ quy định về hàng giả mà còn đưa ra những chế tài về xử phạt hành chính đối với các hành vi liên quan đến vấn đề này qua các điều dưới đây:

     

    “Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng

    ...

    Điều 10. Hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng

    ...

    Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

    ...

    Điều 12. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

    ...

    Điều 13. Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả

    ...

    Điều 14. Hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả”

     

    Hầu hết, các tổ chức cá nhân thực hiện các hành vi có liên quan đến buôn bán, sản xuất hàng giả sẽ có những hình phạt khác nhau tùy vào giá trị của hàng hóa đó (có những mặt hàng như phụ gia thực phẩm, thuốc thú y, mỹ phẩm,... sẽ bị phạt gấp hai lần). Ngoài ra, còn sẽ bị thêm các hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép,...

    Có thể thấy được Nhà nước đã có nhiều sự quan tâm đối với vấn đề này những vẫn chưa thể khắc phục được. Chẳng hạn khi đi ra chợ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc áo có giá rẻ nhưng lại có ngoại hình giống với chiếc áo mắc tiền, giày, nón,... hay đơn giản, khi bắt gặp một món đồ có ký tự của những thương hiệu lớn như LV, Chanel,... thì chắc hẳn điều đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là:" Không biết món đó là hàng ‘Fake’ hay hàng ‘Real’ nữa”. Thậm chí, có nhiều người có tiếng trong giới showbiz còn bị tố là sử dụng hàng nhái. Điều đó cho thấy, hàng giả, hàng nhái vẫn còn khá phổ biến và được mọi người sử dụng rất nhiều. Tuy nhà nước đã có những chế tài nhưng có lẽ là còn nhẹ, chưa đủ sức để răng đe. Tuy nhiên, vấn đề hàng giả này ko chỉ là vấn nạn trong nước mà còn là ngoài quốc tế như gần đây có vụ về việc Louis Vuitton bị tố bán hàng fake ngay tại cửa hàng của chính mình và bị tòa án ở một tỉnh của Trung Quốc yêu cầu bồi thường gấp 3 lần giá trị sản phẩm, hay là vụ Supreme phải gian nan chống hàng giả, hàng nhái “hợp pháp”,... và còn rất nhiều vụ việc khác. Điều đó cho thấy, chống hàng giả không còn là việc của một hay một số quốc gia mà gần như là toàn cầu (nhất là đối với các nước trung tâm kinh tế của thế giới). Và mình hi vọng vấn nạn này sẽ sớm được khắc phục càng sớm càng tốt để có thể bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho những người sáng tạo, các doanh nghiệp tuân thủ theo pháp luật quy định góp phần bảo vệ và phát triển nền kinh tế trong nước và quốc tế.

     
    364 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nkduy1114@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #585515   20/06/2022

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 4904
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 81 lần


    Hàng giả! Hàng nhái! Vấn nạn cho những thương hiệu lớn

    Cảm ơn Khương Duy Nguyễn vì những thông tin này. Hiện nay vẫn còn rất nhiều những mặt hàng giả, hàng nhái được bày bán tràn lan tại thị trường. Dù biết bán hàng giả, hàng nhái là sẽ bị xử phạt nhưng hiện nay vẫn còn khá nhiều những sản phẩm như vậy được bán ra. Do đó, chống hàng giả không còn là việc của một hay một số quốc gia mà gần như là toàn cầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #585542   21/06/2022

    Hàng giả! Hàng nhái! Vấn nạn cho những thương hiệu lớn

    Căn cứ Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a Khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về mức phạt tội sản xuất và buôn bán hàng giả như sau:

    1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
     
    a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
     
    b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
     
    c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
     
    d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    Như vậy, mức phạt cho tội sản xuất và buôn bán hàng giả được quy định cụ thể và rõ ràng tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
     
    Báo quản trị |