Hạn chế quyền thăm con sau ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #220027 15/10/2012

    thanhdtqn92

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hạn chế quyền thăm con sau ly hôn

    Luật sư cho tôi hỏi:

    Tôi và vợ tôi kết hôn vào năm 2008, có đăng ký kết hôn và có với nhau 01 con chung sinh ngày 30/09/2009. Thời gian đầu chúng tôi sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng sau một chuyến đi một mình về ngoại thăm gia đình của vợ tôi. Vợ tôi có quen một người mà sau nay tôi mới phát hiện đang sống tại  Hồ Chí Minh là vợ tôi đã ngoại tình ngay tại Thành phố đà nẵng. Khi biết tôi đã biết xự việc vợ tôi có bỏ nhà vào thành phố Hồ Chí Minh ở một thời gian. Sau đó tôi có nộp đơn xin thuận tình ly hôn. Trong khi chờ tòa giải quyết, vì nghĩ đến sự phát triển của con và có thể tha thứ được nên chúng tôi rút đơn và về sống chung với nhau. Sau khi về sống chung với nhau vợ tôi có xin đi làm công nhân tại công ty điện tử foster " trước khi kết hôn với tôi vợ tôi làm nghề matxa". Nhưng làm được một thời gian thì bảo là cực khổ và không lam nữa. Bỏ chông bỏ con đi làm lai nghề matxa. Nay chúng tôi đã nộp đơn thuận tình ly hôn và vợ tôi đã thống nhất con do tôi nuôi dưỡng. Vây cho tôi hỏi tôi có được quyền yêu cầu hạn chế thăm con của vợ tôi vì tôi không muôn con tôi phải ảnh hưởng tính cách của một người mẹ mất hết nhân phẩm đó

    Cập nhật bởi thanhdtqn92 ngày 15/10/2012 01:43:03 CH
     
    8218 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #220060   15/10/2012
    Được đánh dấu trả lời

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    TRừ trường hợp vợ bạn bị tòa án tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự theo điều 23 BLDS thì bạn mới có quyền hạn chế quyền thăm con của vợ bạn.

     

    "Điều 23. Hạn chế năng lực hành vi dân sự 

    1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

    3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự."

    Thân chào.

     

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #498729   05/08/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Theo Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến người con, đến sự phát triển, nhận thức, giáo dục con cho nên người trực tiếp nuôi con hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con. Cụ thể, quy định các trường hợp này bao gồm:

    - Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

    - Phá tán tài sản của con;

    - Có lối sống đồi trụy;

    - Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Lê Văn Hoan

Trưởng VPLS Lê Văn

131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com