Dear bạn Loando1107!
Trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì cũng không quy định các hình thức cho vay như bạn đã nêu nên bạn dẫn chiếu quy định của Luật các tổ chức tín dụng về 02 loại hình thức cho vay trên là không đúng.
Nếu phân loại nghiệp vụ cho vay theo như cách mà bạn đang nêu thì có thể được hiểu là phân loại nghiệp vụ cho vay theo tài sản bảo đảm đó là "Cho vay không có tài sản bảo đảm" và "Cho vay có tài sản bảo đảm"
"Cho vay không có tài sản bảo đảm" hay đời thường gọi là "vay tín chấp"
"Cho vay có tài sản bảo đảm" là hình thức cho vay mà bên vay bắt buộc bên vay phải có biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, kỹ quỹ... và chắc bạn rất dễ dàng để tra cứu ra các biện pháp bảo đảm trong Bộ luật dân sự.
Ngoài ra việc bạn so sánh ưu và nhược điểm của 02 hình thức cho vay này cũng chưa hoàn toàn chính xác.
Ưu điểm:
Về thời gian 2-3 ngày đối cho vay không tài sản bảo đảm bạn nếu thì với khoản vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm hoặc vàng thì thời gian cho vay nhiều ngân hàng chỉ cần 5 phút.
Khoản vay không tài sản bảo đảm chỉ cần trả góp 1 khoản tiền không lớn là chưa chính xác vì việc trả nợ thông thường sẽ phụ thuộc vào thời gian khoản vay và số nợ gốc chứ không phụ thuộc vào hình thức cho vay là gì? Ví dụ bạn vay 2 tỷ bằng hình thức vay không có tài sản bảo đảm và vay 2 tỷ bằng hình thức vay có tài sản bảm đảm thì áp lực trả nợ của bạn bằng hình thức vay không có tài sản bảo đảm còn lớn hơn rất nhiều.
Nhượng điểm:
Việc giới hạn số tiền cho vay của hình thức cho vay không có tài sản bảo đảm với số tiền nhỏ là không đúng. Vì 02 loại hình thức cho vay này có cách xác định giá trị khoản vay khác nhau nếu bạn thoả mãn các yếu tố thì hoàn toàn bạn có thể được cho vay không tài sản bảm đảm với giá trị rất lớn. Mà cụ thể thông thường các khoản vay không có tài sản bảo đảm đánh giá số tiền cho vay bằng khả năng tín nhiệm. VD: nếu bạn giữ chức vụ Thứ trưởng bạn hoàn toàn có thể vay không có tài sản bảo đảm từ 2-10 tỷ và nếu như bạn vẫn đang là Thứ trưởng mà cho theo hình thức có tài sản bảo đảm, tài sản có giá trị 2 tỷ thì bạn cũng chỉ được vay từ 1,4 đến 1,8 tỷ tuỳ từng Bank.
Vấn đề mình muốn nói ở đây là khi bạn so sánh bất cứ cái gì thì phải đặt chúng trong cùng 1 điều kiện, hoàn cảnh để so sánh thì mới làm rõ được. Giống như 1 đàn kiến và 1 còn voi về số lượng đàn kiến lớn hơn nhưng về trọng lượng thì 1 con voi lớn hơn.
Nhược điểm:
Với khoản vay không có tài sản bảo đảm bạn nếu khoản vay dần trở lên lớn hơn do sự trượt giá của đồng tiền mình thực sự không hiểu ý của bạn ở đây là gì? Tại sao lại đề cập đến sự trượt giá của đồng tiền ở đây?
Dễ mắc điểm nợ xấu nếu xảy ra nợ quá hạn. Việc khoản nợ bị đánh giá hoặc phân loại vào dạng nợ xấu hoàn toàn không phù thuộc vào hình thức của việc cho vay mà nó phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người vay. Và mình nghĩ bạn nên tìm hiểu các quy định của pháp luật để có thể hiểu thế nào là nợ quá hạn, nợ xấu.
Lãi suất:
Mình nghĩ bạn cần tìm hiểu để hiểu rõ hơn thế nào là lãi suất.
Việc lãi suất áp dụng cho khoản vay áp dụng hình thức cho vay không có tài sản bảo đảm thường cao hơn là chính xác. Tuy nhiên, không hoàn toàn đúng rùi có rất nhiều nhóm tối tượng khách hàng và khoản vay trong lĩnh vực có trần lãi suất thì khoản vay không có tài sản bảo đảm có lãi suất còn thấp hơn. VD: cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản...
Ngoài ra, thực tế mình chưa thấy TCTD nào áp dụng lãi suất giảm dần cho một khoản vay. Nếu bạn có ví dụ thì cũng cấp để mọi người tham khảo nhé.
Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)
Nguyễn Ngọc Anh
Email: ngocanhlawyer@gmail.com
Mobile: 0982502577