Về vấn đề này thì cá nhân mình thấy rằng:
+ Mặc dù trên cơ sở là không giấy gửi xe, được xem như là hợp đồng ràng buộc giữa các bên nhưng ở đây người bảo về và bạn của bạn đã có giao kết hợp đồng bằng lời nói rồi thì như vậy đã xác lập một hợp đồng gửi giữ. Nhân viên bảo vệ có trách nhiệm bảo quản tài sản cá nhận này cho bạn, nếu làm mất thì có trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định.
+ giả thiết thứ hai vẫn có trường hợp quan điểm khác đó là đã là hợp đồng gửi giữ thì giữa hai bên phải có xác lập một hợp đồng và xác nhận những nội dung của vấn đề thông qua phiếu giữ xe là căn cứ để ràng buộc trách nhiệm giữa các bên. Như vậy, nếu như làm mất xe thì phía bên bảo vệ có trách nhiệm bồi thường lại giá trị chiếc xe này cho bạn của bạn. Đây là trách nhiệm ràng buộc viì đã xác lập hợp đồng.
Hiện nay còn rất nhiều tranh luận cho vấn đề này nhưng tóm lại vẫn còn phụ thuộc vào việc giao kết giữa các bên như thế nào, nếu như hai bên có thể sự xác lập và thảo thuận về vấn đề gửi xe thì có thể đủ căn cứ xem trách nhiệm bồi thường thuộc về ai. Các cửa hàng tiện lợi hiện nay đều có đề thông tin "quý khách tự bảo quản tài sản cá nhân". Như vậy, mọi người cần lưu ý ở đây là việc tư bảo quản tài sản cá nhân mình vì bảo vệ chỉ là bảo vệ cửa hàng chứ không hề có trách nhiệm trông giữ xe cho bạn nên bạn phải là người tự bảo quản chính tài sản của cá nhân mình.
Do đố, trường hợp này theo mình đã có sự xác lập giữa bạn của bạn và người bảo vệ nên trách nhiệm ở đây thuộc về bảo vệ cửa hàng.