Gửi cốt ở nhà chùa có được coi là giao dịch dân sự hợp pháp?

Chủ đề   RSS   
  • #557197 04/09/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Gửi cốt ở nhà chùa có được coi là giao dịch dân sự hợp pháp?

    Gửi cốt ở nhà chùa

    Gửi cốt ở nhà chùa - Ảnh minh họa

    Hiện nay, nhiều người là thân nhân của những người đã chết có tro cốt vì một số quan niệm dân gian nên gửi vào chùa. Khi gửi tro cốt như vậy, người thân phải có một khoản phí đóng vào và có thể được xem là thỏa thuận giữa thân nhân và nhà chùa.

    Vậy, trường hợp nhà chùa không thực hiện đúng như thỏa thuận thì sẽ xử lý như thế nào?

    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Hành vi xâm phạm mồ mả được thực hiện dưới nhiều dạng, đối với hài cốt việc xâm phạm làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng hay đập phá bình đựng tro hài cốt,… cũng là một dạng xâm phạm. Tùy vào hành vi có cố ý hay không, thỏa thuận giữa thân nhân và nhà chùa như thế nào,…và hậu quả để xác định hình thức xử lý.

    Đối với trường hợp nêu trên, nếu giữa thân nhân người mất và nhà chùa có sự thỏa thuận về việc gửi, giữ bằng một khoản tiền thì lúc này hành vi được xem như một giao dịch dân sự.

    Về trách nhiệm dân sự:

    Vì là giao dịch dân sự nên khi có hành vi xâm phạm, không tôn trọng tro cốt của người đã khuất đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, gây tổn thương tinh thần cho những thân nhân gửi, giữ, nên có thể xem xét áp dụng điều 607 Bộ luật Dân sự 2015.

    Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

    1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.

    2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

    3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Về trách nhiệm hình sự:

    Trường hợp có những hành vi xâm phậm đến thi thể, mồ mả, hài cốt có thể áp dụng quy định tại điều 319 BLHS, theo quan điểm của cá nhân mình mặc dù điều luật ở đây không quy định cụ thể đối tượng tác động là tro cốt mà chỉ là thi thể, mồ mả, hài cốt nhưng khi áp dụng xử lý có thể linh động, mở rộng khái niệm nếu chúng có liên quan với nhau.

    Trích: 

    "Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

    1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm..."

     

     
    4337 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ChuTuocLS (07/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #557392   07/09/2020

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    PGS-TS Đỗ Văn Đại (ảnh), Trưởng Khoa luật Dân sự, Trường ĐH Luật TP.HCM có ý kiến về vấn đề này như sau:

    Thưa PGS, quan hệ giữa người dân và nhà chùa trong việc gửi hũ tro cốt là gì, có được coi là quan hệ hợp đồng dân sự không?
     
    + PGS-TS Đỗ Văn Đại: Theo Bộ luật Dân sư (BLDS), hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385). Khi gửi tro cốt vào chùa, chắc chắn có sự thỏa thuận của người gửi và nhà chùa, theo đó nhà chùa có trách nhiệm trông coi và có thể người gửi phải trả tiền bằng các hình thức khác nhau. Do đó, quan hệ giữa các bên hoàn toàn có thể được hiểu là một quan hệ hợp đồng dân sự, chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.
     
    chùa kỳ quang 2
     
    Quan hệ hợp đồng giữa người dân và chùa có phải tuân thủ hình thức theo quy định?
     
    + Hợp đồng chỉ phải tuân thủ hình thức nhất định khi luật quy định, trong khi hiện nay không có quy định nào yêu cầu hợp đồng giữa nhà chùa và người gửi phải tuân theo hình thức nhất định nào. Do đó, các bên được xác lập tự do về hình thức, tức có thể bằng văn bản hay bằng miệng.
     
    Trường hợp quan hệ gửi giữ bằng miệng thì người gửi có thể gặp khó khăn trong việc chứng minh việc gửi giữ. Lúc này, người gửi có thể chứng minh bằng mọi phương tiện và sổ sách của nhà chùa lưu việc gửi giữ cũng là chứng cứ xác đáng.
     
    Có thể coi đây là hợp đồng gửi giữ tài sản không? Tro cốt có thể coi là vật đặc định hay không, thưa ông?
     
    + Theo Điều 884 BLDS, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng. Bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
     
    Trong loại hợp đồng này, đối tượng được gửi giữ phải là tài sản. Theo Điều 105 BLDS, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Hũ tro cốt chắc chắn không là tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản nhưng cần xem xét nó có là vật hay không.
     
    Trong hũ tro cốt có hai thành phần là hũ và tro cốt. Chiếc hũ là tài sản và tài sản này được mua bán như các tài sản khác trong đời sống dân sự. Nếu ngoài hũ có dán ảnh hay ký hiệu cụ thể để nhận diện thì hũ là vật đặc định. Thành phần thứ hai là tro cốt, rất khó để coi tro cốt là vật theo nghĩa là tài sản nên rất khó để xác định đó là vật đặc định.
     
    Vậy có mấy loại hợp đồng trong quan hệ giữa người gửi hũ tro cốt và nhà chùa?
     
    + Đối với chiếc hũ, chúng ta có thể vận dụng quy định về gửi giữ tài sản. Đối với tro cốt, chúng ta có thể coi đây là quan hệ hợp đồng dịch vụ theo Điều 513 BLDS. Theo đó, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Trong quy định này, nếu nhà chùa thu phí thì đó là tiền dịch vụ.
     
    Có thể nhà chùa không thu phí chính thức nhưng người dân và nhà chùa có những cách thức khác như người gửi đóng góp vào chùa lợi ích vật chất khi gửi tro cốt thì đó vẫn có thể được coi là tiền dịch vụ.
     
    Như vậy, nhà chùa được coi là bên cung cấp dịch vụ và người gửi hũ tro cốt là người sử dụng dịch vụ của nhà chùa, chịu sự điều chỉnh của các quy định chung của pháp luật dân sự cũng như quy định về hợp đồng dịch vụ.
     
    Về nguyên tắc, nhà chùa phải bồi thường
     
    Nhà chùa cho rằng quá trình di dời hũ tro cốt đã khiến bảng tên và hình ảnh rơi rớt, làm lẫn lộn các hũ tro cốt với nhau nên thân nhân không thể nhận ra hũ tro cốt của người thân mình (giám định ADN gần như cũng không xác định được). Như vậy, thiệt hại này nhà chùa có phải bồi thường không?
     
    + Như tôi đã phân tích, quan hệ giữa nhà chùa và người gửi tro cốt chịu sự điều chỉnh của quy định chung của pháp luật dân sự. Trong quan hệ này, nhà chùa phải thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực (khoản 3 Điều 3 BLDS). Các tình tiết nêu trên cho thấy nhà chùa đã vi phạm nguyên tắc này, nhất là để hình ảnh rơi rớt, làm lẫn lộn các hũ tro cốt.
     
    Với vai trò là người cung cấp dịch vụ, theo khoản 1 Điều 517 BLDS, nhà chùa còn có nghĩa vụ thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác. Hậu quả hiện nay có thể coi là nhà chùa đã vi phạm nghĩa vụ vừa nêu.
     
    PLO
     
    Báo quản trị |