Góc Nhìn Về Việc Công Nhận Hôn Nhân Đồng Giới Ở Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #419944 28/03/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Góc Nhìn Về Việc Công Nhận Hôn Nhân Đồng Giới Ở Việt Nam

    Góc Nhìn Về Việc Công Nhận Hôn Nhân Đồng Giới Ở Việt Nam
    Được sống, được yêu thương, được mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của con người. Nhưng nếu nhu cầu tìm kiếm hạnh phúc của họ đi lệch chuẩn so với truyền thống đạo đức, văn hóa xã hội thì sao???
     
    Hôn nhân đồng giới không còn là một vấn đề xa lạ với xã hội. Theo một nghiên cứu của ISSE công bố năm 2014, 90% người Việt Nam biết về đồng tính và 62% biết về việc chung sống như vợ chồng của những người đồng tình. 
    Các qui phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh nhằm hướng cho các quan hệ xã hội phát triển và đi đúng hướng. Như vậy, quan hệ giữa những người đồng tính được pháp luật điều chỉnh như thế nào? 
    Theo Luật Hôn nhân gia đình 2000, pháp luật cấm việc kết hôn giữa những người đồng giới. Nhưng, Luật Hôn nhân gia đình năm 20014 không còn cấm đoán việc kết hôn giữa những người đồng giới nữa. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc pháp luật đã công nhận. 
    Giải thích cho việc "bỏ lửng" quan hệ xã hội này, theo tôi không phải các nhà làm luật quên mà là chưa biết phải quy định thế nào. 
     
    Hiện nay, có không ít các quan điểm trái chiều về việc có nên công nhận hôn nhân đồng giới hay không? 
    Không ít người phản đối hôn nhân đồng giới cho rằng hôn nhân đồng giới là đi ngược với truyền thống đạo đức, không đảm bảo được mục đích của hôn nhân, ảnh hưởng tới con trẻ, xã hội... 
    Tuy nhiên, con người sinh ra có quyền được mưu cầu hạnh phúc, không một ai có thể tước bỏ đi quyền tự do đó của họ. Vì đây là Nhân Quyền. Theo Ông Bakhodir Burkhanov _Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) phát biều: "Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền khẳng định mọi người đều có quyền được tạo lập gia đình, bao gồm cả người độc thân, người chuyển giới hoặc hai người trưởng thành bất kể giới tính của họ. Chúng tôi khuyến khích và hỗ trợ Chính phủ và Quốc hội nhìn ra những thử thách mà các đối tượng yếu thế đang gặp phải và bảo vệ quyền tạo lập gia đình”. 
    Thật vậy, không đơn giản chỉ là việc họ được chung sống với nhau trong một mái nhà. Mà còn là quyền được tạo lập mái ấm của riêng mình, được có đầy đủ những quyền cũng như nghĩa vụ như các cặp vợ chồng bình thường khác.
    Hôn nhân đồng giới đúng là đi lệch với chuẩn mực của hôn nhân truyền thống là nam kết hôn với nữ. Nhưng khi sinh ra, có ai có thể tự lựa chọn giới tính cho mình? Có ai không mong muốn hạnh phúc? Có ai lại muốn bị xã hội ghẻ lạnh, cười chê? 
    Chắc chắn không một ai muốn thế. Vì vậy, mong rằng xã hội sẽ có cái nhìn thoáng hơn về hôn nhân đồng giới. Những người đồng giới yêu nhau, chung sống với nhau, tuy họ không thể tự mình sinh con nhưng họ có thể xin con nuôi, sinh con nhờ vào sự hỗ trợ từ các biện pháp y học. Họ có thể yêu thương, chăm sóc nhau.   
    Việt Nam chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới nhưng không có nghĩa là không công nhận. Chẳng qua, mọi việc đều được tiến hành theo một quy trình nhất định. Đợi tới thời điểm thích hợp chắc chắn Việt Nam sẽ công nhận hôn nhân đồng giới. 
    Trên đây là quan điểm của cá nhân tác giả. Mong các bạn đọc đóng góp ý kiến, thể hiện quan điểm của bản thân. 
    Minh Trang 

     

    Cập nhật bởi trangfantasi ngày 28/03/2016 02:47:28 CH
     
    11120 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520206   08/06/2019

    Theo mình thấy hiện nay pháp luật cũng không còn quá đặt nặng việc không công nhận hôn nhân giữa những người đồng giới với nhau. Chỉ là chưa đưa vào luật cho phép chứ không còn ngăn cấm như trước nữa. Mà theo mình việc sử dụng giấy tờ hôn thú cũng không quá quan trọng trong thực tế hiện nay.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #520995   17/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Hiện nay, pháp luật chưa có quy định nào công nhận hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, không có nghĩa là người đồng giới không thể trở thành vợ chồng. Bởi, pháp luật đã thừa nhận công dân có quyền chuyển đổi giới tính. Có nghĩa là, nếu người đồng tính nam hoặc nữ chuyển đổi giới tính đúng với giới tính của mình, đồng thời làm lại giấy tờ đúng với giới tính mới, thì hoàn toàn được pháp luật công nhận quyền và nghĩa vụ đúng với giới tính mới đó, bao gồm cả quyền được kết hôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #521037   18/06/2019

    Luật năm 2014 có một bước lùi chính là, thay vì điều chỉnh (công nhận hoặc cấm như Luật năm 2000) một quan hệ xã hội đang tồn tại - hôn nhân đồng giới, Luật năm 2014 lại bỏ ngỏ và không điều chỉnh (không công nhận) quan hệ xã hội đó; điều này không đảm bảo nguyên tắc pháp luật phải bám sát điều kiện kinh tế - xã hội, kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội đã phát sinh.

    Về vấn đề chuyển giới để được kết hôn, Bộ luật Dân sự đã có quy định về chuyển giới. tuy nhiên Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân lại chưa có quy định về cách thức thực hiện, thủ tục hành chính về chuyển đổi giới tính, như vậy trên thực tế vẫn chưa thực hiện được. Giống như đã có tuyên ngôn về quyền, nhưng chưa có cơ chế để thực hiện quyền đó.

    Tuy nhiên, ép buộc người đồng giới phải chuyển giới để được kết hôn cũng là một hình thức xâm phạm quyền tự do của họ.

    Vấn đề nằm ở xu hướng yêu đương và tình dục, ở VN chúng ta gọi họ là "đồng giới" nhưng cái tên phản ánh đúng bản chất nhất có lẽ là LGBT hay LGBTQ+ hay thậm chí LGBTTTQQIAA, mỗi chữ cái tượng trưng cho xu hướng yêu đương và tình dục rất đặc trưng, trong đó có những xu hướng mà người ta không cần hoặc hoàn toàn không muốn chuyển giới (1 ví dụ là Gay, họ có thể rất men, rất đàn ông, chỉ có điều họ yêu đàn ông và hoàn toàn không có nhu cầu trở thành phụ nữ).

    Tóm lại, vấn đề "đồng giới" mà chúng ta đề cập từ trước đến nay rất là nhỏ hẹp so với vấn đề đang thực sự tồn tại, đó là sự tự do của các xu hướng yêu đương và tình dục. Vậy mà khi nhìn nhận vấn đề ở một góc hẹp như vậy, chúng ta còn hết sức nhay cảm, dè dặt, thì liệu chúng ta có dám chấp nhận bản chất thật sự của toàn bộ vấn đề hay không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuphapq11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)
  • #521060   18/06/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Khái niệm hôn nhân đồng giới hiện nay không còn xa lạ, đặc biệt là đối với giới trẻ. Pháp luật không công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng cũng không cấm. Hiên nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng giới, mới đây nhất là Đài Loan. Còn việc Việt Nam trong tương lai có công nhận hôn nhân đồng giới hay không, đây thực sự là một câu hỏi khó?

     
    Báo quản trị |  
  • #521785   26/06/2019

    Ủng hộ hôn nhân đồng giới

    Trong quan niệm nhiều người thì việc hai người đồng tính kết đối với nhau là điều không bình thường, song nếu nhìn nhận rằng mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc, và là hạnh phúc chính đáng, xuất phát từ tình yêu chân thành thì sẽ không khó để trả lời cho câu hỏi hôn nhân đồng tính có hợp tình hợp lý hay không. Thực tế , việc cho phép những người đồng tính kết hôn không gây xâm phạm gì đến lợi ích , quyền của người khác, mà chỉ mang lại hạnh phúc và sự bảo vệ cho những người đồng tính vốn là một phần bình thường, tự nhiên và không thể tách rời của xã hội. Việc hôn nhân đồng giới được công nhận, cũng sẽ giúp mối quan hệ của những người đồng tính trở nên gắn kết hơn, có trách nhiệm hơn. Chừng nào pháp luật còn chưa công nhận, họ sẽ còn thấy băn khoăn, lo lắng và dễ bị tổn thương khi chung sống với nhau, do chưa ràng buộc với nhau một cách chính thức. Quan trọng không kém, sự công nhận của pháp luật còn có ý nghĩa tinh thần sâu sắc, thể hiện rằng xã hội tôn trọng phẩm giá của mỗi con người như nhau và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho tất cả công dân. Đó chính là sự công bằng. Mọi người đóng thuế như nhau, thì phải có quyền lợi như nhau. Kết hôn không phải là đặc quyền của một nhóm người nào cả, mọi người đều có quyền kết hôn miễn là tự nguyện và không ảnh hưởng tới quyền của người khác. Nghịch lý là khi những người yêu nhau mà lại không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Cần phải luật hóa quan hệ chung sống của người đồng tính, và theo hướng đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho họ chứ không phải hạn chế lại. Người đồng tính không ai xa lạ mà có thể chính là con cháu hay anh em, họ hàng, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp của chúng ta. Họ làm việc và đóng góp cho xã hội như bất kỳ ai khác, nhưng lại phải chịu nhiều thiệt thòi và định kiến. Dù bạn là ai, bạn cũng có quyền được là chính mình và được ở bên người mà mình yêu thương.
     
    Báo quản trị |