Góc nhìn về nạn “chặt chém” ngày lễ, Tết

Chủ đề   RSS   
  • #398434 03/09/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Góc nhìn về nạn “chặt chém” ngày lễ, Tết

    Cứ sau mỗi dịp nghỉ lễ, báo chí lại lên án các nạn “chặt chém”, từ các dịch vụ ăn uống, vui chơi, ca hát, giải trí… Câu chuyện chặt chém cứ như bài ca muôn thuở của dân ta mỗi dịp lễ, tết đến, biết là chặt chém nhưng sao dân ta vẫn cứ thích lao vào ?!

    Nếu đứng ở góc độ người dân, họ sẽ nói rằng, biết là vậy, nhưng đó là nhu cầu nên đành chấp nhận, nếu đã chấp nhận thì sao còn kêu ca ?! Rồi báo chí lại cứ đưa tin lên án chỗ gửi xe này, quán ăn kia chặt chém với giá cao trên trời…

    Đó là nói về khía cạnh của người tiêu dùng, của những người hưởng thụ các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí…vào dịp lễ.

    nạn chặt chém ngày lễ

    Đứng về phía những nơi cung cấp dịch vụ này vào dịp lễ, bạn sẽ thấy, theo quy định của Bộ luật lao động 2012 đang được áp dụng hiện hành, nếu 1 người lao động làm thêm vào dịp lễ sẽ được hưởng 400% lương, đó chỉ mới nói đến trường hợp làm thêm vào ban ngày.

    Nếu những người lao động này làm thêm vào ban đêm vào dịp lễ thì nghiễm nhiên họ được nhận 490% lương.

    Theo đúng quy định pháp luật, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động mức lương trên, nhưng bạn thử nghĩ, nếu ngày lễ mà bạn đòi trả tiền cho việc sử dụng các dịch vụ như ngày thường thì lấy đâu khoản tiền để chủ các cửa hàng, hàng quán…trả cho người làm công khi làm việc vào ngày lễ này ?!

    Thế có phải người sử dụng lao động trong trường hợp này chịu thiệt thòi không?

    Mặt khác, với những dịp lễ là dịp để mọi người thư giãn, giải trí sau chuỗi những ngày làm việc mệt nhọc, đa phần thì họ chọn việc nghỉ lễ, hơn là nhận 1 công việc làm thêm vào dịp này.

    Việc nghỉ lễ tất nhiên với bạn là điều sung sướng, được thoải mái ăn uống, vui chơi…nhưng còn những người bỏ công của mình để làm việc vào những ngày này phục vụ cho bạn thì sao, ít nhất họ cũng phải được hưởng lợi ích xứng đáng bù đắp với những gì họ bỏ ra??

    Thiết nghĩ, khi suy xét 1 vấn đề, chúng ta nên đứng ở nhiều góc nhìn để có cái nhìn trung lập, tránh thiên lệch về một hướng, nạn chặt chém ngày lễ cũng vậy, cũng phải hiểu cho những người lao động, những người phục vụ cho mình được “sung sướng” vào dịp lễ chứ?

    Nhiều báo chí đưa tin, rồi dân tình yêu cầu cần phải có cơ chế kiểm soát vấn nạn chặt chém này, nhưng mình thấy các nhà làm luật không quy định cấm vấn đề này là đúng, bởi họ để nghiên cứu và đưa quy định vào thực tiễn áp dụng, họ phải là người trung lập, đứng giữa để đảm bảo quyền lợi cho các bên.

     
    6176 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận